Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Nghị quyết 42 sắp hết hiệu lực, duy nhất một trường hợp được Tòa xử theo trình tự rút gọn
T.L - 24/11/2021 15:55
 
Nghị quyết 42 đã ra đời hơn 4 năm, chỉ còn gần 1 năm nữa là hết hiệu lực nhưng hầu hết các ngân hàng chưa có trường hợp nào được Tòa xử theo trình tự rút gọn.
f
Tòa án chưa dám mạnh dạn giải quyết theo trình tự rút gọn (ảnh minh họa)

Luật sư Nguyễn Thị Phương, Giám đốc Ban Pháp chế BIDV cho hay, sau 4 năm Nghị quyết 42 có hiệu lực, cho đến nay, chưa có vụ việc nào của BIDV được Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo trình tự rút gọn.

Không chỉ tại BIDV, tại nhiều ngân hàng khác cũng chưa ghi nhận trường hợp nào được Tòa án giải quyết tranh chấp thành công theo trình tự rút gọn. Đến nay, ghi nhận duy nhất SCB thực hiện được duy nhất 1 vụ theo thủ tục rút gọn tại toà án.

Nguyên nhân là Điều 8 Nghị quyết 42 chưa quy định cơ chế bắt buộc/đương nhiên áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo tại Toà án khi đủ điều kiện, dẫn tới các Toà án vẫn lựa chọn việc giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục tố tụng thông thường mặc dù vụ việc tranh chấp đó đáp ứng điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại Nghị quyết 42.

Điều này khiến ý nghĩa và mục tiêu nhằm tháo gỡ khó khăn về tố tụng, rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu tại Toà án chưa đạt được, cơ chế xét xử đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu của các TCTD theo Nghị quyết 42 chưa thật sự triệt để, đi vào thực tiễn.

Theo bà Phương, thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 42 chỉ áp dụng đối với tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo (TSĐB), tranh chấp về quyền xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu của TCTD mà chưa quy định rõ việc áp dụng thủ tục rútgọn đối với các tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa các TCTD với khách hàng vay. Trong khi gốc của mọi tranh chấp giữa ngân hàng với khách hàng bao giờ cũng từ hợp đồng tín dụng. Sự bất cập này dẫn tới chưa tạo được cơ sở pháp lý choToà án áp dụng thủ tục rút gọn rộng rãi khi TCTD khởi kiện, yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Bên cạnh đó, Tòa án cũng có tâm lý e ngại, sợ áp dụng quy trình rút gọn sẽ bị khởi kiện, bản án bị tuyên vô hiệu, khiến Điều 8 của Nghị quyết 42 chưa đi vào thực tiễn.  

Số liệu của NHNN cung cấp trước đó cho thấy, những năm qua, rất nhiều ngân hàng đã áp dụng hình thức rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến TSBĐ và gửi Tòa án các cấp xem xét giải quyết. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có trường hợp nào được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Năm ngoái, Agribank hiện đang có 10 hồ sơ xin áp dụng thủ tục rút gọn đang chờ được Tòa án xem xét thụ lý. BIDV cũng có vài chục hồ sơ xin áp dụng thủ tục rút gọn nhưng chưa được giải quyết trường hợp nào theo trình tự rút gọn. Nhiều ngân hàng khác như ACB,  VPB, VIB… cũng trong cảnh tương tự.

Nhiều ngân hàng cho hay, theo quy định tại Khoản 3 Điều 317 về điều kiện áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn và Khoản 4 Điều 323 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới mà các bên đương sự không thống nhất làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn theo Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 42 thì Tòa án phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

Chính vì vậy, có nhiều trường hợp con nợ không có ý thức trả nợ, chống đối, cố tình tạo ra các tình tiết mới làm cho vụ án không còn bảo đảm điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 42 để đưa vụ án về thủ tục tố tụng thông thường, nhằm mục đích kéo dài thời gian giải quyết vụ việc, dẫn đến việc áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn có thể không phát huy được hiệu quả xử lý trong thực tế.

Luật riêng về xử lý nợ xấu khác gì Nghị quyết 42?
Chính phủ vừa chính thức kiến nghị Quốc hội ban hành luật riêng về xử lý nợ xấu. Theo đề xuất của Chính phủ, luật riêng về xử lý nợ xấu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư