-
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc
Ngân hàng lo lắng vì Nghị quyết 42 sắp hết hiệu lực trong khi nợ xấu có dấu hiệu gia tăng. |
Tại sao cần luật riêng về xử lý nợ xấu
Ngày 12/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng được ủy quyền của Thủ tướng, gửi báo cáo của Chính phủ tới Quốc hội về kết quả thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Dẫn các số liệu về kết quả xử lý nợ xấu, Báo cáo của Chính phủ khẳng định, Nghị quyết số 42 đã tạo cơ chế xử lý hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu và xử lý tài sản đảm bảo. Về cơ bản, ý thức trả nợ của khách hàng được nâng cao.
Tuy vậy, Thống đốc NHNN cũng cho hay, quá trình triển khai Nghị quyết số 42 còn cho thấy có một số khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục có sự phối hợp của các bộ, ban, ngành liên quan để xử lý, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực tới nền kinh tế nói chung và hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng.
Tính đến cuối năm tháng 6/2021, tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn thành nợ xấu tăng 2,8% so với cuối năm 2020, chiếm tỷ lệ 3,66% so với tổng dư nợ. Nếu tính thêm các khoản nợ được cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung) có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỷ lệ này là 7,21%.
Trong khi nợ xấu có nguy cơ tăng cao vì Covid 19 thì Nghị quyết 42 lại sắp hết hiệu lực (tháng 8/2022). Theo đó, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan mà không được ưu tiên áp dụng các chính sách của Nghị quyết 42. không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết số 42. Điều này sẽ tác động lớn đến quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, VAMC, cũng như quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng.
Chưa kể, ngay cả Nghị quyết 42 hiện nay cũng tồn tại tới 11 vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Trong đó, vướng mắc lớn nhất là về quyền thu giữ tài sản đảm bảo. Nghị quyết 42 quy định, tổ chức tín dụng có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu. Tuy nhiên, thực tế, tổ chức tín dụng chỉ thu giữ thành công khi khách hàng hợp tác. Còn khi khách hàng chống đối, việc thu giữ thường không đạt được kết quả.
Thứ hai, Nghị quyết 42 quy định, điều kiện để tổ chức tín dụng có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu là “Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng có quyền thu giữ tài sản đảm bảo...”. Tuy nhiên, các hợp đồng bảo đảm được ký kết trước thời điểm Nghị quyết số 42 có hiệu lực đều không quy định trực tiếp nội dung này (do Nghị định 163/2006/NĐ-CP không quy định nội dung này). Do vậy, để thu giữ tài sản bảm đảm theo quy định trên, các tổ chức tín dụng phải đàm phán lại với bên vay/bên bảo đảm để ký lại hợp đồng bảo đảm có điều khoản thu giữ. Tuy nhiên, khách hàng thường không hợp tác để ký lại điều chỉnh hợp đồng bảo đảm có điều khoản thu giữ.
Thứ ba, về thủ tục rút gọn. Mặc dù Nghị quyết 42 đã quy định song hiện nay, giải pháp này hầu như chưa được triển khai trên thực tế. Nguyên nhân là khó khăn liên quan đến việc thực hiện quy định về xác nhận công nợ, tài liệu về nơi cư trú của người bị kiện do khi xảy ra nợ xấu, đa phần khách hàng trốn tránh, không hợp tác để xác nhận.
Chưa kể, theo quy định tại Khoản 3 Điều 317 Bộ luật Tố tụng 2015 về điều kiện áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn và Khoản 4 Điều 323 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới mà các bên đương sự không thống nhất làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Do đó, nhiều chủ tài sản đã cố tình tạo ra các tình tiết mới khiến vụ án không thể giải quyết theo dạng rút gọn.
Thứ tư, về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo, dù Nghị quyết 42 đã quy định ưu tiên thanh toán nghĩa vụ nợ cho tổ chức tín dụng rồi mới đến nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ khác. Tuy nhiên, thực tế, tại nhiều địa phương, cơ quan thuế vẫn yêu cầu bên nhận chuyển nhượng tài sản đảm bảo phải đóng thay tiền thuế thu nhập cho bên bảo đảm mới thực hiện các thủ tục liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận, sang tên cho người nhận chuyển nhượng. Các cơ quan thi hành án thường tiến hành trích thu luôn tiền án phí, tiền thuế thu nhập cá nhân đối với các tài sản đảm bảo bán đấu giá thành trước khi chuyển tiền về cho tài sản đảm bảo, mặc dù TSBĐ sau khi xử lý vẫn không đủ trả nợ cho tổ chức tín dụng...
Với những bất cập nói trên, trong báo cáo vừa gửi tới Quốc hội, Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét ban hành Luật riêng quy định về xử lý nợ xấu.
Luật riêng về xử lý nợ xấu sẽ tăng quyền cho các ngân hàng
Theo kiến nghị của Chính phủ, Luật riêng về xử lý nợ xấu ngoài tiếp tục kế thừa các quy định về xử lý nợ xấu tại Nghị quyết số 42 còn phù hợp và sửa đổi, bổ sung một số quy định mà thực tiễn triển khai gặp nhiều vướng mắc, đồng thời tăng quyền cho các tổ chức tín dụng.
Thứ nhất, Chính phủ kiến nghị Luật riêng về xử lý nợ xấu sửa đổi các quy định về việc thu giữ tài sản đảm bảo theo hướng tổ chức tín dụng có quyền thu giữ tài sản cho khoản nợ xấu mà không cần phải có thỏa thuận về việc bên nhận bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng có quyền thu giữ tài sản đảm bảo trong hợp đồng bảo đảm
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 42 theo hướng có quy định loại trừ không áp dụng: Quy định về trường hợp xuất hiện tình tiết mới trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn (Khoản 3 Điều 317) và quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn (Khoản 4 Điều 323) của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đối với các vụ án giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản đảm bảo tại Tòa án.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 42 theo hướng bổ sung quy định cho phép áp dụng thủ tục rút gọn đối với các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng có khoản nợ là nợ xấu.
Thứ tư, bổ sung quy định về việc hoàn trả tài sản đảm bảo là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài ra, Chính phủ cũng kiến nghị Quốc hội tiếp tục quan tâm, hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu. Cụ thể, xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ gia; đặc biệt là quy định liên quan đến thuế (bao gồm việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo khi thu hồi nợ xấu của các tổ chức tín dụng).
Đồng thời, Chính phủ kiến nghị Quốc hội chỉ đạo Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Toà án nhân dân các cấp về việc triển khai thi hành quy định về thủ tục rút gọn theo quy định pháp luật để giải quyết nhanh chóng yêu cầu khởi kiện theo quy định của Nghị quyết số 42 và Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP; Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Cơ quan thi hành án dân sự sớm có văn bản chỉ đạo về việc thực hiện quy định về hoàn trả các tài sản đảm bảo là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác định chứng cứ quy định tại Nghị quyết số 42; Phối hợp với Cơ quan thi hành án dân sự sớm xây dựng hệ thống dữ liệu liên quan đến các vụ việc đang được thụ lý giải quyết và cho phép các tổ chức tín dụng được tra cứu trích xuất…
-
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025