
-
Đà Nẵng công bố loạt quyết định về công tác cán bộ
-
Quản lý cán bộ theo vị trí việc làm, đổi mới tuyển dụng công chức
-
Tăng tốc tăng trưởng GRDP
-
Cấp tỉnh được phân cấp cho cấp xã thực hiện dự án PPP
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 14,3% sau 6 tháng năm 2025 -
Các địa phương đang ở thời điểm lựa chọn chiến lược phát triển
TIN LIÊN QUAN | |
![]() | Nguy cơ Hàn Quốc dừng nhận lao động Việt Nam |
![]() | Phạt 100 triệu đồng, lao động tại Hàn Quốc vẫn bỏ trốn |
![]() | Lao động tại Hàn Quốc có thêm kênh chuyển tiền về nước |
![]() | ||
Hàn Quốc hiện là một trong những thị trường trọng điểm tiếp nhận lao động Việt Nam |
Do số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình hợp tác giữa hai nước (gọi tắt là chương trình EPS) bỏ trốn ở lại Hàn Quốc làm việc bất hợp pháp lên tới hơn 50%, từ 8/2013 phía Hàn Quốc đã chấm dứt chương trình hợp tác này với Việt Nam.
Phía Hàn Quốc cho biết, họ chỉ nối lại chương trình EPS nếu Việt Nam giảm được tỷ lệ bỏ trốn Hàn Quốc xuống thấp.
Trước tình trạng đó, năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013, quy định mức phạt hành chính lên tới 100 triệu đồng với những lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài phá hợp đồng, bỏ trốn, ở lại làm việc bất hợp pháp.
Ngay sau đó, tỷ lệ lao động Việt Nam tại Hàn Quốc bỏ trốn đã giảm xuống còn khoảng 38% vào tháng 10/2013. Tuy nhiên, có vẻ do việc xử phạt chưa thật sự nghiêm nên đến nay, tỷ lệ bỏ trốn của lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đã lại tăng vọt lên gần 50% khiến nguy cơ Hàn Quốc đóng cửa vĩnh viễn đối với lao động Việt Nam ngày càng hiện hữu.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ này, Chỉ thị 12 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Ngoại giao chỉ đạo Cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc phối hợp với các cơ quan hữu quan của Hàn Quốc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động lao động Việt Nam tại Hàn Quốc không bỏ trốn, về nước đúng thời hạn.
Các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động tới từng gia đình, cam kết việc người thân làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng thời hạn.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo và tổ chức thực hiện theo thẩm quyền việc xử lý vi phạm hành chính đối với người lao động vi phạm quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, tổ chức cưỡng chế thi hành nghiêm khắc quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành và thông tin rộng rãi trong dư luận.
Hàn Quốc hiện là một trong những thị trường trọng điểm tiếp nhận lao động Việt Nam với khoảng 10.000-15.000 lao động mỗi năm.
Đây cũng là thị trường hấp dẫn người lao động khi có điều kiện làm việc khá tốt, với mức lương khá cao, trung bình khoảng 1.000 đến hơn 1.000 USD/tháng.
Hiện nay, còn khoảng hơn 10.000 lao động Việt Nam đã hoàn thành kiểm tra tiếng Hàn Quốc, nhưng đứng trước nguy cơ mất cơ hội được lựa chọn sang Hàn Quốc làm việc nếu chương trình EPS bị dừng vĩnh viễn.
14 công ty không được đưa lao động sang Đài Loan (Baodautu.vn) 14 công ty xuất khẩu lao động trong nước và 11 công ty môi giới của Đài Loan vừa bị Cục Quản lý Lao động ngoài nước tạm dừng hoạt động cung ứng, tuyển dụng và đào tạo lao động sang Đài Loan vì thu phí quá cao và nhiều vi phạm khác. |
Phan Long
-
Các địa phương đang ở thời điểm lựa chọn chiến lược phát triển -
Bỏ tử hình với tội tham ô, bổ sung quy định bảo đảm thu hồi tài sản -
Nội dung và phân khu Triển lãm thành tựu đất nước 80 năm Ngày Quốc khánh -
Thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị -
6 tháng đầu năm 2025, GRDP Quảng Ninh tăng trưởng 11,03% -
Hưng Yên công bố bổ nhiệm các chức vụ chủ chốt -
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Donald Trump: Hoa Kỳ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho Việt Nam
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025