
-
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025
-
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam
-
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng
-
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh
-
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 -
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng
Nghiêm Xuân Huy từng học tập và làm việc tại Australia 9 năm. Năm 2013, anh tốt nghiệp ngành thương mại của Đại học Sydney tại Australia và làm chuyên viên tư vấn tài chính cho tập đoàn bảo hiểm AMP Australia.
Với mong muốn giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ kết nối được với các quỹ đầu tư tài chính, năm 2017, Huy quyết định về nước khởi nghiệp lần thứ ba với Finhay - dự án về nền tảng kết nối giới đầu tư nhỏ lẻ.
![]() |
Nghiêm Xuân Huy trình bày dự án gọi vốn từ các quỹ đầu tư tại Australia |
Trước Finhay, anh đã khởi nghiệp với những dự án nào?
Dự án đầu tiên của tôi được bắt đầu khi còn ngồi trên giảng đường. Đó là một ứng dụng game trên di dộng. Dự án này đã nhiều lần tham dự các cuộc thi khởi nghiệp và đoạt giải, trong đó lớn nhất là cuộc thi do Microsoft tài trợ.
Dự án thứ hai của tôi là một ứng dụng trong lĩnh vực F&B (thực phẩm và đồ uống), hỗ trợ khách hàng gọi món ăn tại bàn thông qua điện thoại thông minh (smartphone). Tuy nhiên, sau một thời thời gian triển khai, dự án không được thành công như mong đợi.
Ý tưởng về Dự án Finhay đến với anh từ khi nào. Điều gì khiến anh quyết định về nước để triển khai Finhay?
Trước đây, tôi từng đọc một bài báo nói về tình trạng “chảy máu chất xám” khi những bạn trẻ đạt giải cao nhất tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia được nhận học bổng sang Australia học tập, sau đó ở lại làm việc và định cư, chỉ có 1 người về nước. Nhưng tôi nghĩ, tình trạng đó chỉ là một phần trong cộng đồng du học sinh Việt Nam. Tôi biết rất nhiều người sau thời gian học tập và làm việc tại nước ngoài vẫn quay trở đóng góp cho Tổ quốc. Bản thân tôi cũng luôn mong muốn trở về, làm điều gì đó để đóng góp cho đất nước.
Năm 2016, tôi có cơ hội tiếp cận với sản phẩm công nghệ tài chính (fintech) Stockspot và Acorns tại Australia. Tôi chia sẻ với với bạn bè ở Việt Nam và nhận thấy, trong nước chưa có sản phẩm tương tự. Vì vậy, tôi quyết định tìm hiểu và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.
Công ty Finhay ra đời vào tháng 3/2017 và chính thức hoạt động từ tháng 6/2017. Thời gian đầu mới thành lập Công ty, tôi di chuyển qua lại giữa Australia và Việt Nam, tới tháng 10/2017, tôi quyết định về hẳn để tập trung hoàn toàn cho Finhay.
Anh có thể nói rõ hơn về Finhay và các sản phẩm của ứng dụng?
Finhay là nền tảng (gồm web và app) giúp kết nối giới đầu tư nhỏ lẻ (chỉ cần có số vốn từ 50.000 đồng) với các quỹ tài chính tại Việt Nam, đồng thời cung cấp giải pháp quản lý tài sản cho người dùng.
Điểm nổi bật của Finhay là áp dụng công nghệ để xác định rủi ro của từng cá nhân, rồi đưa ra đề xuất cấu trúc phân bổ quỹ tài chính (quỹ mở) cho phù hợp. Finhay chú trọng tự động hóa, cho phép khách hàng theo dõi và quản lý các khoản đầu tư của họ.
Hiện tại, trong hệ thống Finhay đã có 10 quỹ tham gia như: VFB, TCBF, VF1, BCF, SCA… và hơn 6.000 tài khoản cá nhân đăng ký.
Thực tế, nhiều khách hàng còn chưa tin tưởng và sử dụng dịch vụ kết nối đầu tư online và offline, Finhay giải quyết vấn đề này như thế nào?
Đối tượng khách hàng chủ yếu của Finhay là các bạn trẻ, có kiến thức tài chính giới hạn. Trong đó, cũng còn không ít người vẫn hoài nghi về sản phẩm. Để giải quyết vấn đề này, trước mắt, Finhay sẽ cung cấp những kiến thức tài chính cụ thể và giải đáp những câu hỏi nghi vấn của khách hàng.
Finhay là sản phẩm công nghệ tài chính, một lĩnh vực còn tương đối mới mẻ, nên chúng tôi cần thêm thời gian để mở rộng đối tượng và xây dựng lòng tin của khách hàng.
Là một trong những tri thức trẻ tham gia Chương trình Kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đang diễn ra, anh kỳ vọng điều gì từ chương trình này?
Chương trình này rất tuyệt vời! Năm 2012-2013, khi còn đang học đại học, tôi thấy Trung Quốc đã khuyến khích sinh viên nước họ đang học tập tại Australia về đóng góp cho đất nước với nhiều chương trình, chính sách ưu đãi. Hiện tại, Việt Nam đã và đang có những bước đi như vậy. Điều này sẽ mang đến ảnh hưởng rất tích cực với cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài cũng như trong nước.
Về kỳ vọng của bản thân, tôi cũng mới về nước và hy vọng sẽ được học hỏi nhiều hơn, từ cách cơ quan nhà nước thực hiện các chương trình hành động về cuộc cách mạng 4.0 để xem xét bản thân có đóng góp được gì cho đất nước. Bên cạnh đó, chương trình này cũng là nơi để các trí thức Việt trên thế giới có thể học hỏi, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với nhau.

-
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh -
Philippines muốn nhập vắc-xin dịch tả lợn từ doanh nghiệp lớn của Việt Nam -
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 -
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng -
Quý I/2025, TKV sản xuất trên 10,5 triệu tấn than, tiêu thụ 12,6 triệu tấn -
Tập đoàn Generali vượt mục tiêu kế hoạch 2024 -
"Soi" động lực tăng trưởng của doanh nghiệp vật liệu xây dựng năm 2025
-
1 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
2 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
3 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
4 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 1/4
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics