-
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục trượt dài -
Alibaba cùng đối tác Hàn Quốc lập liên doanh thương mại điện tử 4 tỷ USD -
Trung Quốc cho phép địa phương dùng trái phiếu để đầu tư dự án -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025 -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương (phải) trước cuộc gặp tại Nhà khách Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh vào ngày 18/6/2023. Ảnh: AFP |
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc mang sứ mệnh ngoại giao quan trọng nhằm hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung vốn đã làm lu mờ địa chính trị trong những tháng gần đây, đài CNBC nhận định.
Chuyến thăm khiến ông Blinken trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến thăm Trung Quốc kể từ khi ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ. Đồng thời, ông Blinken cũng là ngoại trưởng Mỹ đầu tiên có chuyến thăm Trung Quốc sau gần 5 năm.
Trước đó, kế hoạch thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken vào tháng 2/2023 đã bị gián đoạn bởi tin tức về một khinh khí cầu được cho là thiết bị do thám của Trung Quốc đã bay qua không phận Mỹ. Mỹ sau đó đã bắn hạ khinh khí cầu này và căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ đó vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, Bắc Kinh nhiều lần khẳng định khinh khí cầu trên dùng cho mục đích dân sự.
Ngoại trưởng Blinken dự kiến dùng bữa tối kết hợp làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương vào ngày 18/6 tại Nhà khách Điếu Ngư Đài.
Đài CNBC dẫn một số thông cáo cho biết Ngoại trưởng Mỹ có thể có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày mai 19/6 trong khuôn khổ chuyến thăm hai ngày đến Bắc Kinh.
Tuy vậy, kỳ vọng về sự phục hồi đáng kể trong mối quan hệ Mỹ -Trung, đặc biệt là kết quả chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken, vẫn còn thấp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết trong một tuyên bố vào tuần trước rằng Ngoại trưởng Blinken sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc duy trì trao đổi cởi mở và sẽ "nêu các vấn đề song phương còn quan ngại, các vấn đề toàn cầu và khu vực cũng như khả năng hợp tác giải quyết các thách thức xuyên quốc gia chung".
Trên thực tế, các biện pháp hạn chế đi lại quốc tế trong đại dịch Covid-19 đã hạn chế sự tiếp xúc trao đổi giữa chính phủ Mỹ và chính phủ Trung Quốc. Tại sự kiện Đối thoại Shangri-La thường niên ở Singapore vào đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và người đồng cấp Trung Quốc đã không có cuộc gặp chính thức.
Trước đó, vào cuối tháng 5, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đã có cuộc gặp tại Washington, D.C., để thảo luận về "mối quan ngại" xung quanh thương mại song phương.
Theo thông báo của Bộ Thương mại Mỹ, "hai bên đã có các cuộc thảo luận thẳng thắn và thực chất về các vấn đề liên quan đến mối quan hệ thương mại Mỹ - Trung, bao gồm cả môi trường tổng thể ở cả hai quốc gia về thương mại và đầu tư cũng như các lĩnh vực hợp tác tiềm năng".
Bộ trưởng Thương mại Mỹ đã "nêu những lo ngại về hàng loạt hành động gần đây của PRC [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] đối với các công ty Mỹ đang hoạt động tại PRC", theo thông cáo.
Trao đổi song phương giữa hai Bộ trưởng Thương mại Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong lúc các nhà quan sát đang theo dõi sát sao liệu Mỹ có hạn chế đầu tư của mình vào thị trường Trung Quốc hay không, khi quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên xấu đi.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen dự kiến cũng sẽ đến thăm Trung Quốc, nhưng thời điểm chuyến thăm chưa được xác định, theo đài CNBC.
Tân Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tạ Phong (Xie Feng) đã đến Mỹ vào cuối tháng 5 vừa qua, sau thời gian khoảng 6 tháng vị trí này bị bỏ trống.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ sự lạc quan khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh G7, đồng thời tin tưởng mối quan hệ Mỹ - Trung sẽ "nhanh chóng tan băng".
Theo đài CNBC, cơ hội tiềm năng để Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp tiếp theo là vào tháng 11, thời điểm Hội nghị APEC 2023 được tổ chức tại San Francisco.
-
Tại sao các "gã khổng lồ" công nghệ đặt cược vào điện hạt nhân? -
Thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ tiếp tục tăng -
Ukraine tiếp nhận lô khí đốt hóa lỏng (LNG) đầu tiên từ Mỹ -
Xuất khẩu dầu thô từ Mỹ sang Trung Quốc giảm gần 50% trong năm 2024 -
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục trượt dài -
Alibaba cùng đối tác Hàn Quốc lập liên doanh thương mại điện tử 4 tỷ USD -
Trung Quốc cho phép địa phương dùng trái phiếu để đầu tư dự án
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 31/12 -
2 Công bố quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan, đơn vị ở Trung ương -
3 Lộ trình hoàn thành 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam trong năm 2025 -
4 [Emagazine] 10 chuyển động đầu tư - kinh doanh ấn tượng năm 2024 -
5 Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo có thể theo phương thức PPP
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM
- VitaDairy được vinh danh Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á tại APEA 2024
- MarsConnect: Bước đột phá trong quản lý tài chính cá nhân nhờ AI
- Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024