-
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào?
Sâm Ngọc Linh giúp người dân huyện miền núi cao Nam Trà My thay đổi cuộc sống lam lũ vất vả trước kia. |
Từ cậu bé mồ côi trở thành tỷ phú
Những ngày giữa tháng 6/2019, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam đã có chuyến đi kiểm tra thực tế các hộ vay vốn trên đỉnh núi Ngọc Linh, thuộc huyện Nam Trà My. Trong chuyến đi này, Đoàn công tác đặc biệt ấn tượng với vị Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn được mệnh danh là tỷ phú giữa đại ngàn Ngọc Linh, ông Nguyễn Văn Lượng, người dân tộc Cadong.
Sinh ra và lớn lên trên đỉnh núi Ngọc Linh quanh năm sương mù bao phủ, gió lạnh, ông Lượng mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nên phải tự mình bươn chải, kiếm sống. Năm 15 tuổi, ông đã biết đi tìm củ sâm trong rừng về bán và chọn giống để trồng. Sau gần 30 năm gắn bó với cây sâm Ngọc Linh, đến nay, ông đã có một vườn sâm với diện tích trên 10 ha. Hàng năm, thu nhập từ bán củ và giống sâm của ông lên tới hàng chục tỷ đồng.
Dẫn chúng tôi đi thăm vườn sâm của gia đình, dừng chân tại cây sâm cổ, ông Lượng chia sẻ, đã có người trả giá 250 triệu đồng cho cây sâm này, nhưng ông không bán vì đó là nguồn cây giống tốt nhất, chỉ bán hạt giống thì hàng năm cũng thu về trên 50 triệu đồng. Hiện nay, mỗi năm, ông trồng mới khoảng 150.000 cây sâm con. Theo tính toán, sau 5 năm nữa, gia đình ông dự kiến thu tới cả trăm tỷ đồng trong mỗi mùa sâm.
Nhớ lại chặng đường khởi nghiệp, ông Lượng chia sẻ, năm 2005, ông được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Trà My cho vay 30 triệu đồng. Đây là khoản tiền rất quý giá với ông lúc đó. Từ số tiền này, ông mua thêm giống và thuê nhân công mở rộng vườn sâm của gia đình. Nhờ cần cù, miệt mài trong lao động, cộng với niềm đam mê về phát triển cây sâm, ông đã có vườn sâm có thể nói là lớn nhất cả nước.
Hiện có 36 hộ đồng bào trong thôn tham gia làm công và bảo vệ vườn sâm của ông Lượng. Đây là những hộ nghèo của xã được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay vốn để trồng sâm, còn ông Lượng trả tiền công và hỗ trợ cây giống. Ông Lượng bộc bạch, nếu cho tiền, bà con ở đây sẽ tiêu pha hết, còn cho cây giống cùng với hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây sâm thì chắc chắn họ sẽ sớm có thu nhập, làm giàu chính đáng.
Người Tổ trưởng năng động
Dù có mức thu nhập vài chục tỷ đồng mỗi năm, nhưng ông Lượng vẫn tham gia vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Trà My từ chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất - kinh doanh tại vùng khó khăn, được bà con tín nhiệm làm Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn thôn 2.
Tổ tiết kiệm và vay vốn này có 29 hộ vay, với tổng dư nợ 1,2 tỷ đồng. Các hộ vay trong Tổ trả lãi đều hàng tháng và có số dư tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội trên 3 triệu đồng/hộ. Riêng ông có số dư tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện lên đến 2 tỷ đồng. Ông nói, sẽ tiếp tục gửi tiết kiệm tiền thu từ bán sâm để Ngân hàng Chính sách xã hội dùng số tiền đó hỗ trợ những hộ khó khăn hơn.
Trong sinh hoạt tổ, ông Lượng thường nhắc nhở bà con phải siêng năng làm ăn để gia đình khấm khá. Nếu hộ nào không chấp hành, ông sẽ giảm trừ số tiền công và giảm số cây sâm được thưởng hàng năm. Chính sách quản lý rất riêng này của ông đã giúp cho nhiều hộ dân nỗ lực vươn lên, vay vốn tham gia việc trồng và phát triển cây sâm rất hiệu quả, nhiều tổ viên đã thoát hẳn nghèo.
Với cách làm như Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn Nguyễn Văn Lượng, trong tương lai không xa, sâm Ngọc Linh sẽ giúp bà con ở xã Trà Linh và người dân huyện miền núi cao Nam Trà My thay đổi hẳn cuộc sống lam lũ vất vả trước kia.
-
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank -
ACB đạt hơn 21.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Mua trái phiếu phát hành ra công chúng của nhà băng, nhà đầu tư cần lưu ý rủi ro nào? -
Petrovietnam và PVcomBank lần thứ hai liên tiếp cùng Hà Nội tổ chức trình diễn ánh sáng nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long”
-
Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
BAOVIET Bank 2024: Tăng trưởng ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
CBBank đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Công nghệ số (VCBNeo) -
Cẩn trọng với bẫy “đổi tiền lẻ, tiền mới” dịp Tết -
Tín dụng bán lẻ sẽ phục hồi mạnh mẽ -
Đồng meme $TRUMP rớt giá một nửa sau ngày ông Trump nhậm chức -
Dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu trong năm 2025
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa