-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Tổng công suất sản xuất xi măng tại Việt Nam hiện đã lên tới 60 triệu tấn/năm. Ảnh: Đức Thanh |
Dự án Xi măng Tân Thắng, công suất 2 triệu tấn xi măng/năm (5.000 tấn clinker/ngày) do Công ty cổ phần Xi măng Tân Thắng làm chủ đầu tư đã khởi công xây dựng trong quý III/2015 và dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2017.
Dự án có tổng mức đầu tư 4.544 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 1.071 tỷ đồng, vốn vay tối đa 3.150 tỷ đồng. Dự án đã được các tổ chức tín dụng ký kết hợp đồng cho vay vốn - yếu tố quyết định tới tiến độ triển khai.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Nguyễn Cao Điến, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xi măng Tân Thắng cho biết, Công ty đã hội tụ đủ các điều kiện để đầu tư xây dựng và đang bám sát tiến độ để đạt mục tiêu chạy lò vào cuối năm 2017.
Ngay sau Tân Thắng, mới đây, Dự án Xi măng Thành Thắng - dây chuyền 2 (thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam), với quy mô công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm cũng đã lo xong được vốn để thực hiện dự án đầu tư.
Tiền thân của Dự án Xi măng Thành Thắng là dây chuyền 2 của Nhà máy Xi măng Thanh Liêm đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý nâng công suất lên 2,3 triệu tấn xi măng/năm vào đầu năm 2015, thời gian vận hành đầu năm 2018.
Theo thiết kế, Dự án Nhà máy Xi măng Thành Thắng được xếp vào dự án nhóm A, có tổng diện tích mặt bằng 56,8 ha, tổng mức đầu tư lên tới 4.500 tỷ đồng. Dự án được xây dựng với quy mô một dây chuyền sản xuất clinker đồng bộ từ công đoạn tiếp nhận, đập nguyên liệu đến xuất sản phẩm với năng suất lò nung 6.000 tấn clinker/ngày và một dây chuyền nghiền, đóng bao và xuất sản phẩm với hệ thống nghiền xi măng năng suất 2 x 200 tấn/giờ, một hệ thống tận dụng nhiệt dư để phát điện công suất 7,5 MW.
Trong khi đó, một dự án khác là Nhà máy Xi măng Sông Lam do Công ty cổ phần Xi măng Sông Lam (thuộc Tập đoàn Xi măng The Vissai) làm chủ đầu tư, với công suất dây chuyền 1 lên tới 4 triệu tấn sẽ đưa sản phẩm ra thị trường vào giữa năm 2017.
Cần nói thêm, tiền thân của Dự án Nhà máy Xi măng Sông Lam là Nhà máy Xi măng Đô Lương, công suất 910.000 tấn xi măng/năm do Công ty cổ phần Xi măng Đô Lương làm chủ đầu tư, nhưng do hạn chế về vốn, không triển khai được, nên được bán lại cho The Vissai, đổi tên thành Xi măng Sông Lam.
Dự án Nhà máy Xi măng Sông Lam có tổng công suất 18.000 tấn clinker/ngày, tương đương 7,2 triệu tấn xi măng/năm. Trong đó, giai đoạn I (2015 - 2017) xây dựng 2 dây chuyền có tổng công suất 12.000 tấn clinker/ngày (tương đương 4 triệu tấn xi măng/năm. Giai đoạn II (2017 - 2020) đầu tư dây chuyền thứ 3, với công suất 6.000 tấn clinker/ngày.
Với 3 dự án mới đang triển khai kể trên, công suất ngành xi măng sẽ được bổ sung 8,3 triêu tấn trong thời gian tới. Giải quyết đầu ra cho sản phẩm của các nhà máy mới này cũng là một vấn đề cần phải bàn tới, khi sức cầu của thị trường nội địa chưa thể gia tăng đột biến, trong khi xuất khẩu đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các nhà cung ứng trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia…
Liên quan vấn đề này, ông Điến cho biết, là dự án xi măng được đầu tư xây dựng mới sau một thời gian dài ngành xi măng gần như ngừng đầu tư vì nguồn cung lớn hơn cầu và nhiều nhà máy xi măng làm ăn thua lỗ, Xi măng Tân Thắng đã tính toán rất kỹ trước khi tiến hành đầu tư.
“Với ưu điểm là Nhà máy nằm sát cảng Đông Hồi, có nguồn nguyên liệu dồi dào và chúng tôi đã nghiên cứu thị trường đầu ra cho sản phẩm tại khu vực Đông Nam Bộ và các thị trường xuất khẩu trong khu vực như Philippines, Bangladesh, Myanmar…, nên sẽ không quá lo ngại đầu ra”, ông Điến nói.
Trong khi đó, Tập đoàn The Vissai, nhà xuất khẩu xi măng với quy mô khá lớn vừa tiến hành xây dựng Nhà máy Sông Lam cũng đang đồng thời tiến hành đầu tư Cảng biển quốc tế Nghi Thiết (huyện Nghi Lộc, Nghệ An), có khả năng đón tàu trọng tải 55.000 tấn để chuẩn bị mở đường cho việc đẩy mạnh xuất khẩu xi măng.
Mặc dù chủ đầu tư các dự án đều khẳng định đã lo cơ bản được đầu ra cho nhà máy mới, nhưng theo đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam, cạnh tranh để tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà máy mới sẽ rất khốc liệt, do nguồn cung tăng mạnh.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025