-
Đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới -
Petrovietnam đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ -
Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực tài chính -
Quảng Trị: Doanh nghiệp cần hỗ trợ có thể gọi số điện thoại của Giám đốc Sở Tư pháp -
TP.HCM cùng 18 địa phương phía Nam đối thoại chính sách với doanh nghiệp FDI -
Chỉ còn thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà, Trung Sơn, Bản Vẽ đang xả nước
Các vị đại biểu Quốc hội đương nhiệm ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19. |
Theo kết quả giám sát của Quốc hội, việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước trong và sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm.
Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng sẽ là nội dung được Quốc hội thảo luận trong cả ngày 29/5.
Đây là một trong hai chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2023.
Báo cáo của Đoàn giám sát nêu rõ, trước diễn biến phức tạp, cấp bách của dịch Covid-19, nhiều hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống dịch đã được triển khai thực hiện trong hoàn cảnh chưa có quy định của pháp luật hoặc khác với quy định của pháp luật hiện hành dẫn đến phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc.
Do đó, việc xem xét, đánh giá, nhận định của Đoàn giám sát sẽ đặt trong diễn biến cụ thể của công tác phòng, chống dịch.
Theo kết quả giám sát, tổng nguồn lực trực tiếp phục vụ công tác phòng, chống dịch và thực hiện chính sách an sinh xã hội huy động trong giai đoạn 2020 - 2022 khoảng 230.000 tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2020 là 25.000 tỷ đồng, năm 2021 là 120.600 tỷ đồng, năm 2022 là 84.400 tỷ đồng. Trong đó ngân sách nhà nước là 186.400 tỷ đồng; huy động các nguồn khác là 43.600 tỷ đồng.
Tới 31/12/2022, kinh phí đã sử dụng để mua vắc - xin phòng Covid-19 là 15.134,76 tỷ đồng/102.383.206 liều.
Trong đó: ngân sách nhà nước là 7.467,18 tỷ đồng; Quỹ vắc xin là 7.667,58 tỷ đồng.
Số kinh phí còn lại chưa sử dụng là 262,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là 137,3 tỷ đồng, Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 là 125,2 tỷ đồng. Bộ Y tế đã thực hiện nộp trả ngân sách nhà nước và hoàn trả Quỹ Vắc xin theo quy định.
Đoàn giám sát cho hay, kinh phí hỗ trợ sản xuất, thử nghiệm vắc xin phòng Covid-19 là 4,6 tỷ đồng/8,8 tỷ đồng từ Quỹ Vắc xin phòng Covid-19. Số này cấp cho Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế để hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin COVIVAC.
Đến 31/12/2022 mới tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2; số kinh phí còn lại, chưa sử dụng 4,2 tỷ đồng đã hoàn trả.
Con số đáng chú ý là, kinh phí mua sắm kit xét nghiệm là 2.593 tỷ đồng, thu phí dịch vụ xét nghiệm là 534,7 tỷ đồng.
Kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, sinh phẩm (trừ kít xét nghiệm) là 5.291 tỷ đồng. Kinh phí khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân Covid-19 là 719,871 tỷ đồng.
Đoàn giám sát đánh giá, việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước trong và sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm.
Sau khi kiểm soát được dịch, chưa làm tốt việc giải thể, bàn giao, quản lý tài sản, thanh toán, quyết toán liên quan đến các bệnh viện dã chiến, trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung, điều trị Covid-19.
Báo cáo cũng nêu rõ, đã có những sai phạm nghiêm trọng trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch.
Đặc biệt trong công tác nghiên cứu, nghiệm thu, chuyển giao, cấp phép lưu hành, hiệp thương giá, tổ chức sản xuất, mua bán kít xét nghiệm Covid-19 liên quan đến Công ty Việt Á và việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước cách ly tại cơ sở dân sự, tự nguyện trả phí trong thời gian dịch Covid-19. Nhiều cán bộ ở Trung ương và địa phương bị xử lý hình sự.
Liên quan tới vắc xin, đoàn giám sát đánh giá việc tiếp cận vắc xin trong giai đoạn đầu chậm. Cùng đó, việc nghiên cứu, sáng chế, thử nghiệm, sản xuất, nhận chuyển giao công nghệ vắc xin trong phòng, chống dịch còn chậm. Tới nay, chỉ có một vắc xin của công ty tư nhân nhận chuyển giao công nghệ từ Mỹ đang tiếp tục triển khai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Đặc biệt, Đoàn giám sát chỉ ra nhiều hạn chế trong việc sử dụng kinh phí mua kit xét nghiệm. Như, việc yêu cầu thực hiện xét nghiệm với quy mô lớn và trong thời gian rất ngắn dẫn đến bất cập trong việc đáp ứng nguồn lực thực hiện với quy định hiện hành, gây quá tải và vượt quá năng lực xét nghiệm ở hầu hết các địa bàn tập trung đông dân cư.
Dẫn chứng cụ thể là việc yêu cầu thực hiện xét nghiệm với quy mô lớn chưa từng có và trong thời gian ngắn theo công điện số 71 ngày 6/9/2021 của Thủ tướng, yêu cầu trong 1 tuần từ 9/9/2021 – 15/9/2021 phải xét nghiệm cho toàn bộ người dân TP.Hà Nội (khoảng 8 triệu dân) dẫn đến bất cập trong việc đáp ứng nguồn lực thực hiện với quy định hiện hành, gây quá tải và vượt quá năng lực xét nghiệm tại thời điểm đó.
Đoàn giám sát dẫn báo cáo của Hà Nội cho biết, thành phố này đã tiến hành xét nghiệm cho hơn một nửa số dân Hà Nội khoảng 4.197.528 mẫu nhưng chỉ phát hiện ra 21 ca dương tính.
Kết quả giám sát cũng cho thấy, có nhiều vi phạm trong đấu thầu, mua sắm, vay, mượn kít xét nghiệm.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, trong 2 năm 2020 và 2021, các đơn vị đã mua sắm sinh phẩm, hóa chất, kít xét nghiệm với các mức giá khác nhau, tùy thuộc vào chủng loại, xuất xứ, hãng sản xuất. Trong đó có một số đơn vị mua kít xét nghiệm từ Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á giá trị lên tới 2.161,6 tỷ đồng (trực tiếp hoặc qua đơn vị trung gian phân phối).
Trách nhiệm chính của những tồn tại, hạn chế thuộc về các tổ chức, cá nhân và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì tham mưu, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức thực hiện, phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực cho phòng, chống dịch trong nhiều trường hợp chưa đúng đối tượng, chưa kịp thời; để xảy ra tình trạng trục lợi, gây thất thoát trong quản lý, sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19, báo cáo giám sát nêu trách nhiệm.
Một trong các kiến nghị của Đoàn giám sát với Chính phủ là sửa đổi Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp hoặc trình Quốc hội ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp.
Trong đó quy định rõ thẩm quyền Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương trong xử lý các tình huống khẩn cấp khi xảy ra dịch bệnh; về cứu trợ khẩn cấp theo hướng quy định rõ vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền huy động nguồn lực bảo đảm an sinh xã hội trong tình huống khẩn cấp hoặc đại dịch, nhằm tăng cường tính chủ động, trách nhiệm của các cơ quan, làm căn cứ phát lý trong tổ chức, thực hiện đối với các vấn đề phát sinh trong tương lai.
-
Đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới -
Petrovietnam đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ -
Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu thuộc lĩnh vực tài chính -
Quảng Trị: Doanh nghiệp cần hỗ trợ có thể gọi số điện thoại của Giám đốc Sở Tư pháp
-
TP.HCM cùng 18 địa phương phía Nam đối thoại chính sách với doanh nghiệp FDI -
Chỉ còn thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà, Trung Sơn, Bản Vẽ đang xả nước -
TP.HCM: Giảm quy mô, tần suất và tạm hoãn nhiều lễ hội, sự kiện lớn -
Tự phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ chưa chuyển biến -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ, sạt lở tại Nam Định -
Hải Phòng ngừng sử dụng 41 chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D -
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo an toàn hệ thống đê
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam