-
Petrovietnam về đích chỉ tiêu doanh thu và nộp ngân sách cả năm 2024 -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 16/10/2024 -
Doanh nghiệp nông nghiệp bứt phá với mô hình kinh doanh bao trùm -
Bamboo Airways chính thức mở lại mạng bay thường lệ quốc tế -
Ngành gỗ Bình Định thấp thỏm với quy định mới của EU -
LG tìm thấy "mỏ vàng" mới sau đại dịch
Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG tại Việt Nam. |
Khảo sát năm nay, cũng như những năm trước, cung cấp nhận định triển vọng kinh tế, xã hội và vấn đề trọng yếu của doanh nghiệp trong ba năm tới của giám đốc điều hành trên khắp thế giới, đồng thời nắm bắt quan điểm của các CEO về các động lực phát triển trong bối cảnh đại dịch COVID-19. KPMG ban đầu đã phỏng vấn 1.300 CEO vào tháng 1 và tháng 2, trước khi nhiều quốc gia bắt đầu cảm nhận được tác động của cuộc khủng hoảng đại dịch. Vào tháng 7 và tháng 8 (6 tháng 7 - 5 tháng 8 năm 2020), KPMG đã tiếp tục thực hiện một cuộc khảo sát với 315 giám đốc điều hành trên toàn cầu để hiểu nhận định của các CEO đã thay đổi như thế nào trong thời kỳ khủng hoảng. Trong cả hai đợt phỏng vấn, tất cả những doanh nghiệp được hỏi đều có doanh thu hàng năm trên 500 triệu đô la Mỹ và một phần ba trong số đó được khảo sát có doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đô la Mỹ.
Báo cáo năm nay cũng nêu bật những xu hướng sau:
• Thực tế làm việc mới: Các doanh nghiệp đang tìm cách thay đổi chiến lược tuyển dụng vì làm việc từ xa đã giúp đa dạng hóa nguồn nhân lực và các công ty sẽ giảm chi phí thuê văn phòng trong ngắn hạn.
• Doanh nghiệp đề cao trách nhiệm cộng đồng hơn trước: Các CEO nhận thấy rằng doanh nghiệp có vai trò trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu quan trọng mà xã hội phải đối mặt. 79% CEO cho rằng họ cảm thấy nhận thức rõ hơn với mục đích của mình và doanh nghiệp kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.
• Tập trung vào chuyển đổi số: Các lãnh đạo doanh nghiệp đang đặt cược vào chuyển đổi số và đại đa số (80%) nhận thấy các chương trình chuyển đổi số của họ được đẩy mạnh trong giai đoạn giãn cách xã lội do COVID-19. 67% CEO mong muốn đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, và tỷ trọng này vẫn không đổi trong cả 2 đợt khảo sát.
• Tác động của COVID-19 đến cá nhân CEO: Hơn một phần ba CEO (39%) cho rằng sức khỏe, tâm lý của họ đã bị ảnh hưởng bởi COVID-19, cũng như của thành viên trong gia đình.
• Niềm tin vào nền kinh tế toàn cầu đã giảm kể từ đầu năm: Một phần ba các CEO hiện nay ít tự tin hơn về triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong ba năm tới.
• Triển vọng thu nhập của công ty vẫn tích cực: trong tình hình kinh tế còn nhiều biến động, một phần ba các nhà lãnh đạo nhận thấy mức thu nhập của công ty vẫn có thể tăng hơn 2,5% một năm trong ba năm tới.
Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc KPMG tại Việt Nam, cho biết: “Đại dịch đã thúc đẩy các chiến lược kinh doanh vận hành xoay quanh trách nhiệm xã hội và chuyển đổi số. Các lãnh đạo doanh nghiệp tập trung nhiều hơn trong công tác tư tưởng cho nhân viên và các bên liên quan về mục đích tồn tại của doanh nghiệp và mục tiêu đóng góp cho xã hội, cộng đồng. Trong bối cảnh tình hình còn nhiều biến động khó lường, việc các CEO tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực để có thể duy trì hoạt động, đồng thời đưa ra các giải pháp sáng tạo trong điều kiện thử thách để doanh nghiệp phát triển cũng là điều dễ hiểu”.
Khi được hỏi điều gì có thể gây ra rủi ro lớn nhất cho doanh nghiệp trong 3 năm tới, các CEO cho rằng rủi ro về nhân tài là đáng quan ngại nhất, bao gồm cả công tác tuyển dụng và phúc lợi tổng thể để giữ chân nhân viên. Dù rằng tại đợt phỏng vấn chỉ vài tháng trước đó, rủi ro về nhân tài không được chọn là vấn đề quan tâm hàng đầu. Ngoài ra, hơn 1/5 (21%) CEO toàn cầu đã xác định rủi ro về nhân tài là mối đe dọa chính cho thành công của doanh nghiệp của họ trong 3 năm tới, trên cả rủi ro chuỗi cung ứng (18%) và rủi ro môi trường / biến đổi khí hậu (12%).
-
Ngân sách tăng thu 1,5 nghìn tỷ/năm nhờ áp thuế phòng vệ thương mại -
Bamboo Airways chính thức mở lại mạng bay thường lệ quốc tế -
Ngành gỗ Bình Định thấp thỏm với quy định mới của EU -
LG tìm thấy "mỏ vàng" mới sau đại dịch -
Quỹ SMEDF ký kết hợp tác với OCB: Doanh nghiệp thêm kênh tiếp cận vốn siêu ưu đãi -
Bộ Công thương làm rõ việc không trích, chi Quỹ Bình ổn xăng dầu -
9 tháng, Việt Nam chi 7,4 tỷ USD mua vải từ Trung Quốc
- Generali gia tăng hiện diện tại thị trường Việt Nam với cột mốc 100 văn phòng trên toàn quốc
- GELEX: Mục tiêu đào tạo gắn bó chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh
- JSC được vinh danh Doanh nghiệp xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội