-
Các bị cáo trong vụ Xuyên Việt Oil nói lời sau cùng -
Vụ Xuyên Việt Oil: Viện Kiểm sát đối đáp các quan điểm bào chữa -
Xét xử phúc thẩm, bà Trương Mỹ Lan xin cơ chế xử lý đặc biệt vì vụ án quá "kinh khủng" -
Bắt 3 giám đốc ở Khánh Hòa về hành vi vi phạm đấu thầu và nhận hối lộ -
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận sai, xin thêm tình tiết giảm nhẹ
(Ảnh: TTXVN/Vietnam+) |
Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ đều có xu hướng gia tăng số ca mắc và tử vong.
Tại Việt Nam, hiện nay trải qua thời gian dài không có ca nhiễm trong cộng đồng. Nhưng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại Việt Nam có một số điểm rất đáng quan ngại.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại 63 điểm cầu ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, diễn ra sáng 20/11.
Bắt giữ 500 trường hợp nhập cảnh trái phép trong ngày cao điểm
Theo giáo sư Long, tại Việt Nam, đã tròn 50 ngày không có ca nhiễm cộng đồng, nhưng vẫn còn nhiều nguy cơ. Một năm qua, số lượng người nhiễm COVID-19 tăng rất nhanh chóng. Trong lịch sử loài người, đây là dịch bệnh có sức lây lan và ảnh hưởng tới các quốc gia một cách mạnh mẽ nhất.
Nhưng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua đường mòn lối mở trái phép còn rất phức tạp. Một số nước trong khu vực vẫn mở các chuyến bay. Bà con Việt Nam ở nước ngoài đi chuyến bay thương mại về các quốc gia đó, rồi đi đường bộ về Việt Nam. Dù Ban chỉ đạo Quốc gia đã cảnh báo đi theo chính ngạch, cách ly 14 ngày nhưng tình trạng vượt biên trái phép, nhập cảnh trái phép vẫn diễn ra.
Thông tin từ Bộ Y tế cho hay mỗi ngày lực lượng chức năng bắt giữ được 100-150 trường hợp nhập cảnh trái phép. Có ngày cao điểm lên tới 500 người.
Ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết hiện nay thế giới đã ghi nhận hơn 96 triệu ca mắc COVID-19, 2 triệu người tử vong. Mỹ vẫn là quốc gia ghi nhận số mắc cao nhất trong những ngày gần đây.
Chỉ riêng trong 2 tuần đầu năm 2021, thế giới đã ghi nhận đến 12,3 triệu ca mắc COVID-19, chiếm 13% tổng số ca mắc từ đầu dịch đến nay. Tốc độ lây lan của dịch rất nhanh trong thời gian gần đây.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: PV/Vietnam+) |
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên tại Anh vào giữa tháng 12/2020 đã lây lan ra hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ. Biến thể tại Nam Phi cũng đã xuất hiện tại 23 nước. Tại Việt Nam, thời gian qua vẫn ghi nhận các trường hợp mắc mới là người nhập cảnh. Riêng 20 ngày đầu năm 2021, cả nước có 75 ca bệnh là người nhập cảnh, chiếm 8,4% so với tổng số mắc là người nhập cảnh.
Thời gian qua, Bộ Y tế - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ cố gắng ngăn chặn và hạn chế tối đa việc nhập cảnh qua đường hàng không. Theo Công điện 01 và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến Tết Nguyên đán hầu như không còn các chuyến bay kể cả chuyến đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về.
Luôn chuẩn bị cho tình huống COVID-19 tại cộng đồng
Theo tiến sỹ Đặng Quang Tấn, vừa qua lực lượng chức năng đã phát hiện 177 người nước ngoài nhập cảnh trái phép, trong đó có 167 người Trung Quốc, 8 người Campuchia, 1 người New Zealand và 1 người Canada. Ngoài ra, phát hiện 1.843 người Việt Nam vượt biên trái phép, số này đã được cách ly.
Một vấn đề được Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh tại cuộc họp trực tuyến sáng 20/1, đó là đề nghị phát động trong toàn dân việc phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép, từ ngước ngoài về trốn cách ly.
Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương phát động đợt cao điểm, mỗi người dân đều là 1 chiến sỹ để phát giác, báo cáo chính quyền địa phương khi có người lạ, có người từ nước ngoài trở về.
“Trong bối cảnh gần Tết Nguyên đán, tâm lý của bà con mong được về quê hương ăn Tết. Chúng tôi mong muốn người có người thân ở nước ngoài sẽ cam kết với chính quyền địa phương không nhận người nhà trở về mà không qua cách ly. Chỉ làm thế mới ngăn chặn được."
Về vấn đề cách ly, giáo sư Nguyễn Thanh Long cho hay thời gian qua mặc dù các nơi đã làm tốt nhưng đâu đó có sự phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt, không tuân thủ các quy trình cách ly. Hiện các đoàn của lãnh đạo Bộ Y tế đã và đang đi kiểm tra công tác quản lý, tổ chức khu vực cách ly tập trung tại các địa phương.
Theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng, tất cả trường hợp kể cả chuyên gia, tổ bay hay các trường hợp nhập cảnh khác đều phải cách ly tập trung 14 ngày, không có ngoại lệ, không có chia giai đoạn ngắn ngày hay cách ly tại nhà/nơi lưu trú, trừ trường hợp ngoại giao đặc biệt do Bộ Ngoại giao quyết định.
Bộ trưởng Bộ Y tế đặc biệt lưu ý, phải luôn chuẩn bị cho tình huống phát hiện COVID-19 tại cộng đồng. Cơ sở y tế luôn trong tình rạng báo động cao nhất, không để lây nhiễm trong cơ sở y tế. Nếu xảy ra phải khoanh vùng, phong toả nhanh tiến hành mọi biện pháp ngăn chặn./.
-
Cựu Chủ tịch Bình Thuận bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm tù -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Hoàng Anh Tuấn nhận sai, xin thêm tình tiết giảm nhẹ -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Đỗ Thắng Hải xin tòa khoan hồng cho cấp dưới -
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng nhân sự online vào ngân hàng -
Quảng Ngãi: Đầu tư công trình nước sạch tiền tỷ rồi bỏ hoang -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho Trương Khánh Hoàng -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát không xem xét giảm nhẹ thêm cho bà Nhàn
-
1 Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ -
2 Bệ đỡ cho M&A tăng tốc năm 2025 -
3 Dành 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa 2025 - 2030: Công nghiệp văn hóa sẽ chiếm 7% GDP -
4 Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
5 Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung