
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
![]() |
Nhiệt kế hiển thị 114 độ F (45.5 độ C) tại Baker, bang California, Mỹ ngày 30/8/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN |
Cảnh báo trên vừa được các nhà khoa học khí hậu thuộc Cơ quan theo dõi Biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra trong báo cáo đánh giá các hiện tượng khí hậu cực đoan, công bố ngày 20/4.
Theo giới khoa học, các mô hình khí hậu đều cho thấy sau 3 năm hiện tượng thời tiết La Nina ở Thái Bình Dương, làm nhiệt độ toàn cầu giảm nhẹ, thế giới sẽ chứng kiến "sự tái xuất" của hiện tượng El Nino vào cuối năm nay. Khi El Nino xuất hiện, gió thổi về phía Tây dọc theo đường Xích đạo chậm lại, khiến dòng nước ấm bị đẩy về phía Đông Thái Bình Dương, làm tăng nhiệt độ bề mặt đại dương.
Theo ông Carlo Buontempo, Giám đốc Copernicus, El Nino thường khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao kỷ lục. Hiện chưa thể dự đoán chính xác điều này sẽ xảy ra vào năm 2023 hay 2024. Các mô hình khí hậu cho thấy El Nino quay trở lại vào cuối mùa Hè ở Bắc bán cầu và hiện tượng này có thể hoạt động mạnh vào cuối năm.
Năm 2016 là năm thế giới ghi nhận mức nhiệt cao nhất từ trước tới nay, trùng với thời điểm El Nino hoạt động mạnh, cho dù biến đổi khí hậu đã làm tăng nhiệt độ ngay cả trong những năm hiện tượng này không xuất hiện. 8 năm qua cũng là những năm thế giới hứng chịu nắng nóng kỷ lục, cho thấy xu hướng Trái Đất ấm lên trong dài hạn do khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Bà Friederike Otto, giảng viên cao cấp tại Viện Grantham thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh), cho biết nhiệt độ tăng cao, do El Nino gây ra, có thể làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu mà các quốc gia đang phải hứng chịu, trong đó có các đợt nắng nóng nghiêm trọng, hạn hán và cháy rừng. Bà dự đoán nếu El Nino phát triển và con người vẫn tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch, rất có thể năm 2023 sẽ còn nóng hơn năm 2016.
Báo cáo trên cũng đánh giá hiện tượng thời tiết cực đoan mà thế giới đã trải qua vào năm 2022 - năm có mức nhiệt cao thứ 5 được ghi nhận. Theo đó, châu Âu đã trải qua mùa Hè nóng kỷ lục vào năm 2022, trong khi mưa xối xả do biến đổi khí hậu đã gây lũ lụt thảm khốc ở Pakistan và diện tích băng biển Nam Cực trong tháng 2 vừa qua giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Cơ quan theo dõi Biến đổi khí hậu Copernicus của EU cho biết nhiệt độ trung bình toàn cầu của thế giới hiện cao hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Mặc dù hầu hết các nước phát thải lớn trên thế giới cam kết sẽ đưa mức phát thải ròng về 0, nhưng lượng khí thải CO2 toàn cầu trong năm ngoái vẫn tiếp tục tăng.

-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải
-
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động -
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Venezuela -
Dự kiến lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe ô tô lưu hành ở Việt Nam -
TTC AgriS đẩy mạnh định hình hệ sinh thái tài chính chuỗi -
TTC AgriS hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Môi trường
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới