Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 26 tháng 01 năm 2025,
Nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng công nghiệp
M.Nhung - 08/09/2013 07:15
 
Tăng trưởng công nghiệp được biểu hiện ở nhiều chỉ tiêu, trong điều kiện thông tin của kỳ hạn 8 tháng, chủ yếu được thể hiện ở chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP).

Nhìn tổng quát, từ năm 2010 trở về trước, nhờ có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, nên công nghiệp đã trở thành đầu tàu, động lực tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.

Tăng trưởng công nghiệp tháng 8 chủ yếu được thể hiện ở
chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp liên tục chậm lại (năm 2010 tăng 10,5%, năm 2011 tăng 9,1%, năm 2012 tăng 6,3%).

Tình hình này đã diễn ra trong cả 3 ngành công nghiệp (khai thác; chế biến và công nghiệp điện, ga, nước).

Năm 2013, nếu 7 tháng đầu năm còn tăng 5,4%, thì tháng 8 chỉ còn tăng 4,4%, nên tính chung 8 tháng đầu năm 2013 đã tăng chậm hơn (5,3% so với 5,4%).

Trừ công nghiệp chế biến có cao hơn (6,5% so với 6,4%) và công nghiệp điện, ga, nước giữ được tốc độ tăng của 7 tháng, còn công nghiệp khai thác nếu 7 tháng tăng 1%, thì tháng 8 đã bị sụt giảm tương đối sâu (giảm 5,2%), nên tính chung 8 tháng đã tăng rất thấp, làm chậm tốc độ tăng chung của toàn ngành.

Việc tăng chậm lại và tăng ở mức thấp của IIP đã tác động tiêu cực đến tốc độ tăng chung của toàn bộ nền kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 5,5%, cao hơn năm 2012 (số liệu mới nhất do Tổng cục Thống kê công bố năm 2012 GDP tăng 5,25%, cao hơn con số 5,03% theo ước tính trước đây).

Trong khi đó, 6 tháng đầu năm, đã tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước là do tăng trưởng của 2 nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp - xây dựng bị suy giảm.

Sau 8 tháng, tăng trưởng IIP không cao hơn bao nhiêu so với 6 tháng (5,3% so với 5,0%), nên khả năng để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm rất khó khả thi. Một số tổ chức quốc tế và chuyên gia dự báo, khả năng tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 chỉ đạt trên dưới 5,2%. Nếu dự báo này chính xác, thì tăng trưởng không chỉ không đạt mục tiêu cụ thể của năm 2013, mà còn thấp hơn cả năm trước, tạo thành đáy mới tính từ năm 2000 tới nay.

Việc tăng chậm lại và tăng ở mức thấp của IIP do nhiều nguyên nhân.

Ở đầu vào, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước giảm 2,3%, trong đó, số do Trung ương quản lý giảm tới 15,6%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá, còn giảm sâu hơn. Một số bộ, ngành, địa phương thực hiện thấp so với kế hoạch cả năm và giảm sâu so với cùng kỳ năm trước...

Ở đầu ra, nhìn chung, vẫn còn khó khăn, bởi tổng cầu yếu, sức mua và khả năng thanh toán thấp, lại thêm tâm lý “thắt lưng buộc bụng”, “tích cốc phòng cơ” (biểu hiện ở tốc độ tăng số dư tiền gửi, ở tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng chưa đến 5,1%...).

Tốc độ tăng chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến đạt 9%, cao hơn tốc độ tăng chỉ số sản xuất (6,5%) là một tín hiệu tích cực, bởi tiêu thụ là động lực của tăng trưởng. Trong điều kiện tiêu thụ trong nước vẫn còn tăng chậm, thì xuất khẩu là lối ra của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng.

Tốc độ tăng chỉ số tồn kho tính đến ngày 1/8/2013 so với cùng thời điểm năm trước tăng 9%, thấp hơn con số tương ứng của các thời điểm trước; trong đó có một số ngành giảm, hoặc tăng thấp hơn tốc độ chung.

Tuy nhiên, tốc độ tăng tồn kho vẫn còn cao, cao hơn so với tốc độ tăng của sản xuất, trong đó của một số ngành còn tăng cao hơn tốc độ chung, như đồ uống, may, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất thuốc, hóa dược...

Thấy gì từ thăng hạng?
Việt Nam đã tăng 5 bậc về xếp hạng Năng lực Cạnh tranh toàn cầu năm 2013 - 2014, đứng thứ 70/148, theo Báo cáo vừa được Diễn đàn Kinh tế Thế...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư