-
Brand Finance: Sacombank vào top 22 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam -
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD
Tung ra nhiều gói cho vay hấp dẫn...
Đầu tháng 8 vừa qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã triển khai chương trình cho vay 5.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, dành cho khách hàng cá nhân và hộ gia đình.
Từ đầu tháng 8, Vietcombank triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng |
Theo đó, khi vay mua nhà dự án; mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê, khách hàng chỉ phải trả lãi suất tối thiểu 8%/năm (áp dụng trong 6 tháng, kể từ ngày giải ngân đầu tiên) hoặc tối thiểu 9,99%/năm (trong tối đa 12 tháng, kể từ ngày giải ngân đầu tiên).
Còn nếu vay để mua ô tô, thì lãi suất tối thiểu 8,88%/năm trong 6 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên, hoặc tối thiểu 9,99%/năm trong tối đa 12 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên.
Vay vốn sản xuất, kinh doanh, thì lãi suất tối thiểu 9,99%/năm áp dụng cho 12 tháng đầu tiên kể từ khi ngày giải ngân đầu tiên.
Trong thời gian từ nay đến cuối năm 2013, HDBank cũng đưa ra gói cho vay ưu đãi với tổng hạn mức là 1.000 tỷ đồng. Gói này áp dụng lãi suất chỉ từ 8 đến 8,5%/năm đối với các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động phục vụ các phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất nhập khẩu…
Tương tự, VPBank cũng có gói tín dụng 2.000 tỷ đồng ưu đãi cho doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, lãi suất cho vay chỉ là 7- 8%/năm, giảm 2 - 3% so với mức lãi suất thông thường. Ngoài ra, VPBank còn dành gói 1.000 tỷ đồng đẩy mạnh vốn hỗ trợ khách hàng cá nhân vay mua xe ô tô…, với lãi suất 6%/năm trong 6 tháng đầu, với giá trị khoản vay tối thiểu là 200 triệu đồng…
Ngoài việc tiếp tục cho vay, nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch chuẩn bị vốn đón đầu nhu cầu vay tăng cao của khách hàng vào dịp cuối năm, kể cả với lĩnh vực bất động sản, nếu khách hàng đáp ứng được các yêu cầu tín dụng ngân hàng đưa ra.
Song vẫn luôn canh cánh nợ xấu
Ông Tay Hang Chong, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Phát triển Mekong (Mekong Bank) cho biết, với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Mekong Bank vẫn tích cực hỗ trợ vốn tín dụng, với lãi suất ưu đãi.
“Tuy nhiên, để hạn chế tối đa rủi ro nợ xấu, chắc chắn, Mekong Bank sẽ phải thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng để cung ứng tín dụng, nhằm ngăn chặn nợ xấu có thể gia tăng”, ông Tay Hang Chong nói.
Một quỹ đầu tư nước ngoài đã đưa ra đánh giá rằng, những năm trước, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam đã đạt mức khá cao, dẫn đến vỡ “bong bóng” tín dụng trên thị trường bất động sản và các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn trong giải quyết nợ xấu. Hiện các ngân hàng nỗ lực kiểm soát nợ xấu, đồng thời thận trọng hơn khi cho vay.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Khối nghiên cứu, đồng thời là kinh tế trưởng của Dragon Capital cho rằng, chính nợ xấu là rào cản lớn đối với dòng chảy tín dụng. Nhưng muốn giải quyết được bài toán nợ xấu của toàn ngành, thì một mình Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) không thể làm nổi.
“Ngoài yếu tố nợ xấu, với mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 6,5 - 6,8% trong năm nay, lãi suất huy động cần được điều chỉnh giảm thêm 0,5%/năm trong thời gian từ nay đến cuối năm 2013 để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay”, ông Tuấn nhận định.
Trong khi đó, chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, để giải quyết được bài toán tăng trưởng dư nợ, thì không chỉ có giảm lãi suất, mà cần có các chương trình kích cầu tổng thể.
Nỗ lực để làm ấm thị trường bất động sản với gói kích cầu 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho phân khúc nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp chưa thể mang lại kết quả, nên thanh khoản của phân khúc thị trường này khó được cải thiện.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, nhiều khả năng, các ngân hàng sẽ đẩy mạnh hoạt động tín dụng vào cuối năm, nhằm giúp nền kinh tế có thêm động lực so với đầu năm.
“Tuy nhiên, không nên tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá. Tín dụng không thể tăng một cách vô điều kiện và không thể vì nhu cầu tăng trưởng tín dụng, mà để lại hệ lụy nợ xấu lớn hơn trong giai đoạn sau này”, ông Hiển cảnh báo.
Thùy Vinh
-
Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
Cho vay mua nhà phục hồi chậm; Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Ngân hàng số Cake và Thế Giới Di Động hợp tác cho vay tiêu dùng -
Sẽ tiếp tục thanh tra thị trường vàng -
Giá trị thương hiệu của VPBank thiết lập cột mốc mới, đạt 1,35 tỷ USD -
Tín dụng tăng bất thường: Do “kỹ thuật” hay cầu vốn tăng đột biến? -
VietinBank dự kiến lãi trước thuế 26.300 tỷ đồng trong năm 2024
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm