-
Regal Group trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai -
Canada kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá dây thép nhập từ Việt Nam -
Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate -
Tập đoàn Hyosung kiến nghị Quảng Nam tháo gỡ khó khăn cho các dự án -
Đà Nẵng mời gọi doanh nghiệp Australia đầu tư -
Dự án chăn nuôi của THACO tại Bình Định tiếp tục được gia hạn
Nhà máy Điện gió Bạc Liêu. Ảnh: Trần Công Đạt |
Không tốc hành
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ở thời điểm đầu năm 2020, cả nước mới có 9 dự án điện gió đưa vào vận hành thương mại (COD) với tổng công suất 370 MW. Bên cạnh đó, có 31 dự án với tổng công suất 1.645 MW đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA), nhưng chưa COD. Ngoài ra, có 59 dự án đã bổ sung quy hoạch đến đến năm 2025, nhưng chưa ký hợp đồng mua bán điện, với tổng công suất khoảng 2.700 MW.
Hiện hàng chục dự án điện gió đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư ở miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, với mục tiêu hoàn thành và đưa vào vận hành trước ngày 1/11/2021 để được hưởng mức giá quy định tại Quyết định 39/2018/QĐ-TTg (sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam).
Nói về ưu thế của điện gió so với điện mặt trời, từ thực tế vận hành Nhà máy Điện gió Phú Lạc của Công ty cổ phần Điện gió Thuận Bình, ông Bùi Vạn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận cho biết, hệ số sử dụng trên lưới cao của điện gió là khoảng 30 - 35%, cao hơn so với mức 20% của điện mặt trời. Điện gió có cả ban ngày lẫn ban đêm và sử dụng rất ít đất, với định mức 0,35 ha/MW so với 1,2 ha/MW của điện mặt trời.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, các dự án điện gió đang thi công đứng trước nhiều nguy cơ đội vốn và chậm tiến độ, khó đáp ứng mục tiêu đưa vào vận hành trước ngày 1/11/2021.
“Với mức giá điện gió trên đất liền là 8,5 UScent/kWh, chủ đầu tư chỉ có thể có lãi với điều kiện dự án có tiềm năng gió tốt, có nguồn vốn vay hợp lý và lựa chọn được thiết bị phù hợp”, ông Thịnh nói.
Từ kinh nghiệm thực tế đã triển khai của Nhà máy Điện gió Phú Lạc, ông Thịnh cũng cho biết, thi công điện gió phức tạp hơn rất nhiều so với điện mặt trời, bởi ngoài xử lý nền móng đủ vững chắc cho tua-bin gió vận hành ổn định trên 20 năm, thì còn phải có cần cẩu chuyên dụng để lắp các thiết bị siêu trường, siêu trọng, lên độ cao có khi trên 100 m.
“Thi công một dự án điện gió như vậy luôn bị kéo dài, thường là 12 - 18 tháng, so với chỉ mất từ 5 - 12 tháng của điện mặt trời”, ông Thịnh nói.
Lo vỡ tiến độ, mất hiệu quả
Có dự án điện gió tại Sóc Trăng vừa được khởi công, ông Lê Anh Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Ecotech cho hay, dự án điện mặt trời thời gian qua thi công nhanh vì các nhà sản xuất pin mặt trời ở Trung Quốc nhiều, có lợi thế thời gian do đang dư thừa nguồn cung, trong khi điện gió không có nhiều nhà chế tạo tua-bin trên khắp thế giới. Thêm vào đó, xu hướng làm điện gió quy mô lớn đang rất phát triển ở nhiều nơi trong khu vực, khiến các dự án điện gió tại Việt Nam cũng bị cạnh tranh về cả giá và thời gian giao hàng.
Thừa nhận các thị trường khác trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc đang gia tăng nhanh về điện gió, khiến các nhà đầu tư ở Việt Nam bị cạnh tranh, ông Scott Powers, Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Nam Á của Công ty Siemens Gamesa Renewable Enegry Vietnam cho hay, nếu đặt hàng ở thời điểm tháng 3/2020, thì phải một năm nữa mới có tua-bin.
Ông Jean Francois Pierre Peron, Tổng giám đốc Công ty Vòng tròn Xanh
Với thực tế chỉ còn 18 tháng nữa là đến hạn ngày 1/11/2021, nhưng phải mất tới cả năm mới có tua-bin, thì chuyện chạy tiến độ đang là mối quan tâm hàng đầu với các nhà đầu tư điện gió.
“Ở miền Tây, từ tháng 6 trở đi là mùa mưa. Với địa chất nền đất yếu, nếu không thi công xong nền móng trước mùa mưa, thì chỉ có ngồi chơi hết mùa. Như vậy, trong nửa đầu năm 2021, công việc sẽ rất dồn dập và có thể xảy ra tình trạng thiếu thợ thi công, bởi điện gió đòi hỏi tay nghề lao động cao hơn so với việc lắp dựng đơn giản của điện mặt trời”, một chủ đầu tư điện gió cho hay.
Ngoài ra, điều mà các doanh nghiệp làm điện gió tại Việt Nam rất lo là ở thời điểm hiện tại, ngành điện gió trên thế giới đang trong giai đoạn phát triển nóng, cung đang vượt cầu. Thêm vào đó, do dịch Covid-19, nên các nhà xưởng chế tạo tại Trung Quốc đang bị đóng cửa, việc đặt hàng tua-bin gió gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều dự án phải đặt cọc với số tiền lớn và chỉ nhận được tua-bin sau 1 năm ký kết hợp đồng, làm đội giá thành và kéo dài tiến độ các dự án điện gió, khiến hiệu quả của dự án khó được như tính toán ban đầu.
Với những đặc trưng như vậy, đồng thời rút kinh nghiệm của khoảng trống trong chính sách với các dự án điện mặt trời sau ngày 30/6/2019 khi các quy định về đấu thầu dự án năng lượng tái tạo chưa có, ông Thịnh, ông Tùng và nhiều nhà đầu tư khác cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành nên xem xét gia hạn chính sách ưu tiên phát triển điện gió theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg đến hết năm 2022.
-
Sản xuất, xuất khẩu phục hồi, cú hích cho tăng trưởng -
Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3 -
Quảng Ninh: Gặp mặt doanh nghiệp, người dân, tìm giải pháp đưa hoạt động kinh tế - xã hội ổn định -
Người MobiFone chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ -
Việt Nam và Mỹ tích cực hoàn tất thủ tục mở cửa thị trường cho nông sản -
Nhập khẩu gạo vọt lên 843 triệu USD, sắp vượt cả năm 2023 -
Thiếu doanh nghiệp trong đối tượng hỗ trợ do thiên tai, dịch bệnh ngành nông nghiệp?
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi
- TKV: Các đơn vị đã cơ bản sản xuất trở lại sau bão số 3