-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - VBF cuối kỳ 2015. Ảnh: Đức Thanh |
Công khai danh mục, lộ trình DNNN sẽ CPH
Đánh giá cao nỗ lực thoái vốn nhà nước của Chính phủ, nhất là lộ trình thoái hết vốn Nhà nước tại 10 doanh nghiệp, bao gồm Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty cổ phần viễn thông FPT, và Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Nhóm Công tác thị trường vốn cho rằng, đây là một quyết định sáng suốt, thể hiện quyết tâm của Thủ tướng và Chính phủ đối với việc cổ phần hoá.
“Quyết định này cùng với việc cho phép tăng sở hữu nước ngoài là một bước đột phá để đưa thị trường chứng khoán Việt Nam lên xếp hạng “thị trường mới nổi”, ông Terry Mahony đại diện Nhóm công tác thị trường Vốn nhận xét.
Nhóm công tác cũng cho rằng, việc yêu cầu các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa phải niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán theo Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/09/2014 của Thủ Tướngvà tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/06/2015 (sau đây gọi tắt là Nghị định 60/2015) là quy địnhrất đúng đắn và là một dấu hiệu rất đáng khích lệ.
Mặc dù vậy, đại diện cho các nhà đầu tư, Nhóm công tác thị trường Vốn cũng cho rằng, để CPH DNNN thành công, thứ nhất, cần minh bạch hơn nữa (việc thoái hết vốn Nhà nước một cách minh bạch thông qua đấu thầu công khai).
Thứ hai, Chính phủ cần cương quyết yêu cầu các doanh nghiệp đã cổ phần hóa phải niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán theo đúng Nghị định 60/2015.
Thứ ba, Chính phủ cần công bố công khai danh mục các tập đoàn, công ty sẽ được cổ phần hoá. Danh mục này cần có tên doanh nghiệp, thời điểm dự kiến sẽ được cổ phần hóa, dự kiến về quy mô và khoảng giá chào bán.
Thứ tư, để tạo thanh khoản tốt cho thị trường, Chính phủ nên bán từ 25 đến 30% cổ phần của doanh nghiệp được cổ phần hóa thông qua các nhà môi giới chứng khoán quốc tế và chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, nhóm công tác cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần tích cực và chủ đông xây dựng và thiết lập những chính sách quản trị doanh nghiệp chuẩn mực dựa trên thông lệ quốc tế để áp dụng cho các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa.
Quy định về nới room đang bị vô hiệu?
Liên quan đến Nghị định 60/2015/NĐ-CP về tăng sở hữu nước ngoài, Nhóm công tác thị trường Vốn hoan nghênh Nghị định này vì sự cởi mở của Chính phủ trong việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sâu rộng hơn vào các công ty đại chúng và các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam. Nghị định đồng thời cũng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thành lập mới hoặc mua đến 100% các tổ chức kinh doanh chứng khoán đang hoạt động tại Việt Nam khi đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể.
Tuy nhiên, nhóm công tác cũng cho rằng, có 2 trở ngại lớn làm cho Nghị định 60 không thể thực hiện được.
Thứ nhất, hiện nay Chính phủ vẫn chưa công bố danh mục các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, và tỷ lệ sở hữu nước ngoài cụ thể áp dụng đối với những ngành nghề này, và do đó, đã làm vô hiệu hóa phần lớn quy định về tăng sở hữu nước ngoài tại Nghị định 60. Thứ hai, Luật đầu tư 2014 quy định không rõ ràng về đối tượng điều chỉnh.
“Việc quy định không rõ ràng nói trên chung nói trên làm cho các doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam và cả cơ quan chủ quản Việt Nam, cụ thể là Ủy Ban chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính, không thể trả lời rõ ràng câu hỏi sau: Luật Đầu tư 2014 (cụ thể là các Điều 23, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật Đầu tư 2014), có áp dụng đối các doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư (kể cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài) khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của công ty đại chúng niêm yết, đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán và chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam hay không?”, ông Terry Mahony băn khoăn đặt câu hỏi.
Về vấn đề này, các nhà đầu tư nước ngoài kiến nghị, Chính phủ sớm ban hành danh mục các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài, và tỷ lệ sở hữu nước ngoài cụ thể áp dụng đối với những ngành nghề này.
Đồng thời, Nghị định hướng dẫn Luật đầu tư 2014 của Chính phủ cần quy định rõ : Hoạt động đầu tư vào các tổ chức kinh tế là công ty đại chúng, hoạt động đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán và chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025