-
Trung Quốc cho phép địa phương dùng trái phiếu để đầu tư dự án -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025 -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng
Bảng thông tin giao dịch tại sàn chứng khoán Saudi tại thủ đô Riyadh, Saudi Arabia. Ảnh: Reuters |
Rút vốn khá lộn xộn
Dòng tiền ồ ạt rời Trung Đông - một môi trường đầu tư kinh doanh vốn được đánh giá là thân thiện - sau khi khu vực này chứng kiến xung đột tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua kể từ khi xảy ra chiến sự Israel - Hamas.
Dữ liệu của tập đoàn giao dịch chứng khoán London (LSEG) cho thấy quỹ hoán đổi danh mục iShares MSCI Saudi Arabia ETF ghi nhận dòng vốn thoát ròng kỷ lục trong tháng 10 với hơn 200 triệu USD, giảm 20% so với mức nắm giữ vào đầu tháng.
Các quỹ ETF tập trung cho thị trường cổ phiếu của Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Israel cũng chứng kiến dòng vốn lần lượt rời thị trường, khiến các nhà đầu tư lo lắng về sự bất ổn và dòng tiền trầm lắng trong tháng này.
"Hiện tượng bay vốn có thể khá lộn xộn", ông Torbjorn Soltvedt, nhà phân tích cấp cao khu vực Trung Đông và Bắc Phi từ công ty tư vấn chiến lược và rủi ro kinh doanh Verisk Maplecroft (Vương quốc Anh), đánh giá.
"Nó (rút vốn) không nhất thiết phải dựa trên 100% các nguyên tắc cơ bản của mỗi quốc gia. Và rõ ràng là ngay bây giờ, người ta nhận thấy rằng rủi ro đang gia tăng trên toàn khu vực. Và chúng tôi đang thấy được tác động tiêu cực của điều đó", ông Soltvedt cho biết.
Đơn cử, quỹ iShares MSCI Qatar ETF bị rút vốn tới 7,7 triệu USD tiền trong tháng 10, còn dòng vốn của quỹ iShares MSCI UAE ETF hao hụt 2,75 triệu USD.
Các quỹ ETF đầu tư vào thị trường Israel như iShares MSCI Israel ETF, ARK Israel Innovative Technology ETF và BlueStar Israel Technology đã chứng kiến mức rút vốn ròng từ 2,5 triệu đến 9,3 triệu USD kể từ sau cuộc tấn công ngày 7/10 của phiến quân Hamas vào Israel.
Dòng tiền tháo chạy khỏi các quỹ ETF đầu tư vào các quốc gia vùng Vịnh đã vượt xa dòng tiền đổ vào hầu hết các thị trường mới nổi trong cùng kỳ. Đáng chú ý, dòng tiền rút khỏi thị trường Israel cũng cao hơn mức trung bình.
Chiến sự Israel - Hamas đánh dấu lần thứ hai trong năm nay thị trường Israel đối mặt với tình trạng hỗn loạn, sau các nỗ lực cải cách tư pháp của chính phủ nước này làm gia tăng áp lực lên thị trường.
Bà Natalia Gurushina, nhà kinh tế trưởng phụ trách các thị trường mới nổi tại quỹ quản lý đầu tư VanEck (Mỹ), nhận định rằng tình trạng hỗn loạn hiện nay tại khu vực Trung Đông đã khiến dòng vốn tháo chạy ngày càng tăng.
"Về mặt FDI - Israel là điểm đến cho đầu tư công nghệ - điều này đã gây ra một cú giáng khác và là một đòn mạnh", bà Gurushina nói thêm.
"Từ góc độ cấu trúc, Israel là một nơi an toàn và hấp dẫn đối với những dòng vốn này, đó là một trong những lý do khiến (các tổ chức xếp hạng) đang cân nhắc việc hạ mức xếp hạng", bà Gurushina cho hay. Nhà phân tích của VanEck lưu ý những lo ngại trên "sẽ không sớm lắng xuống".
Khả năng phục hồi rộng mở
Tình trạng bay vốn của các quỹ ETF cho thấy sự rạn nứt trong niềm tin của nhà đầu tư vào những thị trường vốn có khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên.
Đến nay, các quỹ ETF đầu tư vào thị trường Trung Đông đã gần như phục hồi sau những tổn thất phát sinh ngay sau khi phiến quân Hamas tấn công Israel vào ngày 7/10, theo Reuters.
Israel đã bù được khoản trượt giá của đồng tiền shekel và trái phiếu của nước này đã phục hồi trở lại. Trái phiếu ở hầu hết các nước vùng Vịnh cũng ít bị ảnh hưởng bởi xung đột.
Ông Sergey Dergachev, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Union Investment - đơn vị quản lý quỹ của tập đoàn DZ Bank (Đức) - đánh giá, tình trạng hỗn loạn không làm chậm hoạt động phát hành mới ở vùng Vịnh, chẳng hạn như một đợt phát hành trái phiếu từ Quỹ đầu tư công PIF của Saudi Arabia.
"Thật thú vị khi quan sát thấy rằng bạn không thấy bất kỳ mối lo ngại lớn nào về nguy cơ lây lan", ông Dergachev nói, đồng thời cho biết rằng thị trường không xuất hiện hoạt động bán nợ doanh nghiệp nào từ Israel kể từ khi chiến sự Israel - Hamas nổ ra.
Các nhà đầu tư nhận thấy gần như tất cả các nền kinh tế lớn của Trung Đông đều đủ sức vượt qua một số bất ổn. Israel có trữ lượng dự trữ gần 200 tỷ USD và các quốc gia vùng Vịnh đang hưởng lợi nhờ giá dầu và khí đốt tăng cao.
Mặc dù, chuyện bay vốn của nhà đầu tư cổ phiếu phản ánh rõ rằng rủi ro vẫn còn nghiêm trọng đối với các nền kinh tế ở Trung Đông, nhưng nó cũng cho thấy nỗ lực đa dạng hóa của họ khi khu vực rơi vào xung đột.
Nhà phân tích rủi ro Soltvedt từ Verisk Maplecroft nhận định rằng chiến sự tiếp diễn có thể làm suy yếu những nỗ lực của Saudi Arabia nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Nghiêm trọng hơn, ông Dergachev từ quỹ quản lý đầu tư Union Investment và các nhà đầu tư khác nhận định, thời gian kéo dài của cuộc xung đột và mức độ thiệt hại nặng nề của nó đối với các doanh nghiệp và đầu tư của Israel, có thể tàn phá thêm nền kinh tế của nước này.
"Đối với Israel, câu hỏi lớn là điều gì sẽ xảy ra sau đó? Điều này chưa thực sự được tính đến", ông Dergachev nói thêm.
-
Reuters: Trung Quốc dự tính phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt trị giá 411 tỷ USD -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
Ông Daniel Chapo chính thức đắc cử Tổng thống Mozambique -
Albania cấm mạng xã hội TikTok trong ít nhất 1 năm -
Chủ tịch ECB Christine Lagarde: Eurozone đang tiến rất gần đến mục tiêu lạm phát trung hạn 2% -
Google cắt giảm 10% vị trí quản lý cấp cao -
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?