Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đặc biệt tới doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
Hoài Sương - 23/11/2022 17:52
 
Nhà đầu tư Nhật Bản dành sự quan tâm đặc biệt với doanh nghiệp khởi nghiệp trong 5 lĩnh vực gồm: Chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin, bán lẻ, năng lượng, tài chính tiêu dùng.
Đó là thông tin được nêu bởi ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu dịch vụ mua bán – sáp nhập (M&A) xuyên quốc gia của RECOF Corporation (Nhật Bản) tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2022.
Theo ông Masataka “Sam” Yoshida, khi các công ty, nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn ra khỏi Việt Nam thì sẽ có các nhà đầu tư Nhật Bản nghiên cứu và tiến vào ngay thị trường đó. Thường các dự án nghiên cứu phải mất khoảng 6 tháng để chuẩn bị nhưng dự kiến sau Tết năm 2023, các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ vào thị trường Việt Nam. 
 Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu dịch vụ mua bán – sáp nhập (M&A) xuyên quốc gia của RECOF Corporation (Nhật Bản)
Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu dịch vụ mua bán – sáp nhập (M&A) xuyên quốc gia của RECOF Corporation (Nhật Bản)

Nền kinh tế mở rộng ở Việt Nam với tốc độ tăng trưởng ấn tượng sẽ tạo cơ hội cho các thương vụ M&A lớn với các nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện nay Việt Nam có 5 ngành hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản gồm: Chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin, bán lẻ, năng lượng và tài chính tiêu dùng.
Trong đó, ngành bán lẻ tại Việt Nam hiện tại đã có AEON Group, Muji, Uniqlo… nhưng RECOF Corporation nhận định vẫn chưa có sự đột phá. Do đó, các nhà đầu tư trong ngành bán lẻ của Nhật Bản đang mong muốn có nhiều cơ hội hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp ở bất kỳ ngành nghề nào.  
Ngoài ra, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 và những ảnh hưởng từ kinh tế toàn cầu nhưng vẫn chưa có nhiều tác động đến doanh nghiệp tại Nhật Bản. Nguyên nhân là do, các nhà đầu tư có thể tiếp cận một nguồn vốn giá rẻ để mua bán và sáp nhập gồm có tiền gửi và tiền mặt lên đến 2.200 USD được tích lũy trong 20 năm qua.
Đặc biệt, sự giảm giá của đồng Yên so với đồng USD sẽ có những tác động tiêu cực trong ngắn hạn nhưng nhìn toàn cảnh lại có những tác động tích cực vì phần lớn các giao dịch của các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn đang được tính bằng đồng USD.
Do đó, trong hầu hết các giao dịch M&A được công bố trong năm nay, giá trị giao dịch không được công khai, nhưng về số lượng giao dịch có 13 thương vụ từ Nhật Bản vào Việt Nam và đứng thứ ba trong các nước Đông Nam Á, chỉ sau Singapore (31 giao dịch) và Indonesia (14 giao dịch), theo cơ sở dữ liệu của RECOF Corporation. Các nhà đầu tư Nhật Bản trong các lĩnh vực như tài chính, bất động sản và năng lượng vẫn đang hoạt động tích cực và giá trị của các khoản đầu tư M&A tại Việt Nam có thể tăng lên, nếu một số giao dịch lớn xuất hiện trong những tháng cuối năm 2022.
Khai mạc Diễn đàn M&A Việt Nam 2022: Kích hoạt những cơ hội mới
Thời điểm này được cho là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiền thực hiện mua các dự án hấp dẫn, với định giá tài sản hợp lý hơn.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư