-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
“Đây là tin vui cho nhiều nhà ĐTNN đang mong muốn gia tăng sở hữu tại VNM”, bà Tâm nhấn mạnh.
Lý giải cho việc VNM hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk cho biết, năm 2015 trong bối cảnh thị trường đối diện nhiều khó khăn, thách thức nhưng VNM đã có bước tăng trưởng rất ấn tượng, vượt kế hoạch được ĐHĐCĐ giao đặc biệt trong bối cảnh VNM không tăng giá bán sản phẩm sữa trong năm và doanh số tăng hoàn toàn là do tăng trưởng về sản lượng và mở rộng thị phần.
Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh trong ngành sữa ngày càng tăng cao và gay gắt, các công ty sữa liên tục đẩy mạnh chi phí truyền thông, quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ điểm bán lẻ, mở rộng địa bàn…
Để đảm bảo vị trí dẫn đầu, VNM đã tăng mạnh chi phí bán hàng kết hợp gia tăng sản lượng. Nhờ đó, công ty đã tăng thêm được thị phần ở cả 4 ngành hàng sữa nước, sữa chua uống; sữa bột trẻ em, tăng nhẹ ở ngành hàng sữa đặc có đường và giữ ổn định thị phần sữa chua ăn so với năm 2014 (Nguồn Nielsen Retail Audit).
. |
Ông Lê Anh Minh, thành viên HĐQT, trình bày kế hoạch phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Công ty như sau: Tổng số cổ phiếu theo chương trình ESOP là 9.437.795 cổ phần bao gồm: bán 522.795 cổ phiếu quỹ cho người lao động, tương đương với 0,04% tổng số cổ phần đã phát hành của VNM (Đây là các cổ phiếu đã thu hồi từ chương trình ESOP giai đoạn 2007-2011, với giá thu hồi cổ phiếu từ nhân viên là 10.000 đ/CP.)
Đồng thời VNM sẽ phát hành thêm 8.915.000 cổ phần mới, tương đương với 0,74% tổng số cổ phần đã phát hành của Công ty. Đối tượng thụ hưởng sẽ là nhân viên của tập đoàn theo danh sách đã được HĐQT phê duyệt với phương thức phát hành trực tiếp. Kế hoạch này sẽ được triển khai trong năm 2016 với mệnh giá 10.000 đ/CP và được niêm yết trên HOSE.
Về chương trình phát hành và niêm yết cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu cho cổ đông hiện hữu nhân 40 năm thành lập công ty, ông Lê Anh Minh cho biết, dự kiến tỉ lệ phát hành thêm sẽ theo tỉ lệ 5:1; mỗi cổ đông sở hữu 5 CP sẽ nhận được 1 CP nhưng tổng lượng phát hành tối đa không quá 241.915.440 cổ phần. Nguồn vốn phát hành thêm sẽ được trích từ quỹ đầu tư phát triển, nếu không đủ sẽ trích thêm từ lợi nhuận chưa phân phối, số cổ phiếu này không bị hạn chế chuyển nhượng và sẽ niêm yết tại HOSE. Dự kiến ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ phiếu thưởng sẽ trong quý 3/2016.
Đồng thời, VNM sẽ tăng vốn điều lệ của công ty sau khi phát hành hoàn tất sẽ đạt vốn điều lệ tăng thêm tối đa là 2.419.154.400.000 đồng
Một tờ trình khác được bà Lê Thị Băng Tâm trình bày là thù lao cho HĐQT và Ban Kiểm Soát năm 2016 dự kiến sẽ là 15 tỉ đồng. Đồng thời với nhà đầu tư nước ngoài bà Lê Thị Băng Tâm thông báo, VNM đã hoàn thành việc đăng ký lại ngành nghề kinh doanh và theo đó sẽ gia tăng tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ngay khi hoàn tất thủ tục “Đây là tin vui cho nhiều nhà ĐTNN đang mong muốn gia tăng sở hữu tại VNM” bà Tâm nhấn mạnh
Nhà đầu tư băn khoăn về đầu tư ngoài ngành của VNM
Sau khi nghe các thành viên quan trọng của HĐQT VNM đưa ra các báo cáo, nhiều nhà đầu tư đã bày tỏ sự đồng thuận và nêu những băn khoăn tại hội nghị
Một nhà đầu tư tên Mai đặt câu hỏi về khoản đầu tư chính của VNM, đặc biệt năm 2015 đầu tư vào Ngân hàng An Bình; Bảo Việt, trái phiếu HD Bank…Những năm gần đây, những NHTM - đặc biệt là ngân hàng nhỏ và vừa có chất lượng hoạt động kém. Vậy “Tại sao VNM lại đầu tư khi hoạt động đầu tư tài chính vào NHTM không liên quan đến hoạt động ngành nghề chính của VNM? VNM đánh giá khoản đầu tư tài chính này như thế nào?
Nhà đầu tư còn bày tỏ sự lo lắng về áp lực cạnh tranh của VNM phải đối diện khi TPP cận kề?
Một nhà đầu tư cá nhân còn thể hiện sự ủng hộ với lãnh đạo VNM nhưng đặt ngay một câu hỏi nóng nhận được sự đồng thuận rất lớn từ các cổ đông khác, đó là “SCIC có thoái vốn ở VNM hay không trong bối cảnh VNM hoạt động ngày càng hiệu quả với lợi nhuận ngày càng cao? Vì năm 2015, SCIC đã có thông báo sẽ rút vốn. Mặt khác, việc cho nhà ĐTNN nâng tỉ lệ sở hữu tại VNM thì liệu rằng VNM có “mất bản sắc” và lọt vào tay nhà ĐTNN như một loạt các thương hiệu Việt khác thông qua hình thức M&A hoặc thâu tóm thông qua TTCK như VNM”
Một nhà đầu tư khác băn khoăn về chương trình ESOP sẽ chi cho ai? Cần có danh mục cụ thể để nhà đầu tư khỏi lăn tăn?
Doanh thu kế hoạch 2016 và 2017 sẽ tăng khoản 50% vậy kế hoạch này để đạt các mục tiêu này? Bên cạnh đó, một loạt những sản phẩm mới trong “hệ sinh thái” sữa như cà phê, ca cao… VNM có kế hoạch mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này? Kế hoạch 2016 có ý định thoái vốn khỏi công ty đường (Dự án Lam Sơn) nhưng sữa là ngành nghề liên quan mật thiết với đường “Vậy tại sao lại rút?” Nhà đầu tư này đặt câu hỏi
Một đại diện Quỹ đầu tư đặt câu hỏi về chương trình đầu tư ra nước ngoài và kế hoạch mở rộng thị trường xuất khẩu như thế nào để tránh lệ thuộc vào thị trường Iraq như hiện nay.
Năm 2017, rất nhiều công ty sữa đẩy mạnh hoạt động đầu tư mở rộng thị phần tại Việt Nam, VNM đã có kế hoạch nào để vượt qua các thách thức này?
Ban lãnh đạo Vinamilk đang tổng hợp dữ liệu để tiếp tục phản hồi tại hội nghị.
Về phương án phân phối lợi nhuận 2015, VNM sẽ trích quỹ đầu tư phát triển 769,5 tỉ đồng; trích quỹ khen thưởng phúc lợi 768,9 tỉ đồng; Lợi nhuận còn lại chưa phân phối đạt 2.990,5 tỉ đồng
Về kế hoạch 2016, dự kiến Đại hội sẽ thông qua kế hoạch doanh thu-lợi nhuận hợp nhất năm 2016 như sau, về doanh thu dự kiến 44.560 tỉ đồng (tăng 4.337 tỉ đồng, tương ứng 11%); lợi nhuận sau thuế dự kiến 8.266 tỉ đồng (tăng 496 tỉ đồng so với kế hoạch 2015)
Dự kiến, đại hội cũng sẽ thông qua kế hoạch tổng mức đầu tư tài sản giai đoạn 2012-2016 được điều chỉnh từ 12.996.229 triệu đồng xuống còn 12.500.600 triệu đồng, trong đó sẽ giảm đầu tư vào các công ty con, các dự án Lam Sơn Milk; Bò Sữa Việt Nam nhưng tăng mức đầu tư cho Vinamilk từ 7.900.418 triệu đồng lên 8.448.144 triệu đồng và tăng quỹ dự phòng tự 115.821 triệu đồng lên 300.000 triệu đồng.
Về kế hoạch 2016, dự kiến Đại hội sẽ thông qua kế hoạch doanh thu-lợi nhuận hợp nhất năm 2016 như sau, về doanh thu dự kiến 44.560 tỉ đồng (tăng 4.337 tỉ đồng, tương ứng 11%); lợi nhuận sau thuế dự kiến 8.266 tỉ đồng (tăng 496 tỉ đồng so với kế hoạch 2015)
Dự kiến, đại hội cũng sẽ thông qua kế hoạch tổng mức đầu tư tài sản giai đoạn 2012-2016 được điều chỉnh từ 12.996.229 triệu đồng xuống còn 12.500.600 triệu đồng, trong đó sẽ giảm đầu tư vào các công ty con, các dự án Lam Sơn Milk; Bò Sữa Việt Nam nhưng tăng mức đầu tư cho Vinamilk từ 7.900.418 triệu đồng lên 8.448.144 triệu đồng và tăng quỹ dự phòng tự 115.821 triệu đồng lên 300.000 triệu đồng.
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử