-
Khu thương mại tự do Đà Nẵng cần khung pháp lý và chính sách ưu đãi linh hoạt -
Quảng Nam lập đề xuất dự án chống ngập 4.000 tỷ đồng -
Đà Nẵng hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm logistics -
TP.HCM chi thêm 830 tỷ đồng cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên -
Bảo vệ “tường thành” tỷ giá, sẵn sàng ứng phó với “cơn gió ngược” -
Thành lập Khu thương mại tự do: Sức hút mới của Đà Nẵng
Khó gia tăng trữ lượng
Năm 2021, khai thác dầu thô đã về đích trước 39 ngày so với kế hoạch đặt ra. Tính cả năm 2021, sản lượng dầu thô khai thác được của cả nước, theo thống kê của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), đạt 10,97 triệu tấn, vượt 1,25 triệu tấn so với kế hoạch năm.
Trong số này, khai thác dầu trong nước về đích trước 42 ngày và cả năm đạt sản lượng 9,10 triệu tấn, vượt 1,11 triệu tấn so với kế hoạch năm. Còn khai thác dầu ở nước ngoài hoàn thành kế hoạch cả năm trước 28 ngày, với sản lượng cả năm đạt 1,87 triệu tấn, vượt 140.000 tấn so với kế hoạch.
Các thành tích này cũng được Phó thủ tướng Lê Văn Thành khen ngợi tại Hội nghị tổng kết năm 2021 của ngành công thương.
“Hầu hết chỉ tiêu đều hoàn thành sớm hơn kế hoạch 1-3 tháng. Nộp ngân sách 12.600 tỷ đồng, lợi nhuận 41.900 tỷ đồng", Phó thủ tướng nói, đồng thời cũng lưu ý, năm 2022, ngành dầu khí đẩy mạnh điều tra cơ bản, chỉ đạo các nhà thầu, doanh nghiệp tăng sản lượng khai thác, chế biến dầu khí, thúc đẩy tiến độ đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm; tối ưu hóa quy trình công nghệ, tiết giảm chi phí, hạ giá thành; tăng thu ngân sách nhà nước cao hơn năm 2021.
Tuy vậy, theo đánh giá của Petrovietnam, việc gia tăng trữ lượng dầu khí, bù đắp vào sản lượng khai thác hàng năm, đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn là thách thức vô cùng lớn.
Các khu vực truyền thống có tiềm năng dầu khí đã được thăm dò khá chi tiết (Bể Cửu Long, Nam Côn Sơn), các phát hiện dầu khí phần lớn đều nhỏ, nên đòi hỏi phải mở rộng hoạt động tìm kiếm, thăm dò các khu vực nước sâu, xa bờ. Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ, rủi ro cao, tiếp tục bị nước ngoài gây sức ép, cản trở.
“Năm 2021 là năm thứ 6 liên tiếp, hệ số gia tăng trữ lượng bù trừ vào sản lượng khai thác ở mức báo động, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của Tập đoàn trong những năm tới”, Petrovietnam đánh giá.
Cụ thể, gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2021 chỉ là 4,6 triệu tấn - một con số rất thấp. Điều này cũng đặt ngành khai thác dầu khí trước nguy cơ không có nhiều dầu để khai thác.
Nhà đầu tư thờ ơ
Trên thực tế, theo đánh giá của Petrovietnam, công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí trong năm 2021 gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 kéo dài, đặc biệt đối với các hoạt động thu nổ địa chấn và khoan - đòi hỏi phải huy động nhân sự và thiết bị, vật tư từ nước ngoài.
Tuy nhiên, đáng chú ý là, công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò gặp nhiều khó khăn do các lô dầu khí mở hoặc có tiềm năng hạn chế hoặc thuộc vùng nước sâu, xa bờ, cấu trúc địa chất phức tạp; điều kiện khuyến khích đầu tư chưa thực sự hấp dẫn.
Bên cạnh đó, xu thế đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch dẫn đến thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng hóa thạch kém hấp dẫn hơn so với giai đoạn trước, trong khi hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách phát triển liên quan đến ngành dầu khí ở trong nước chưa được sửa đổi, ban hành phù hợp với tình hình mới.
Hiện nay, các phát hiện dầu khí mới ở khu vực truyền thống ngày càng giảm và nhỏ, do đó phải đẩy mạnh tìm kiếm, thăm dò ở khu vực nước sâu, xa bờ, phức tạp, nên Luật Dầu khí sửa đổi năm 2008 và các điều khoản trong Hợp đồng (mẫu) phân chia sản phẩm không còn phù hợp và không khuyến khích đầu tư vào các mỏ nhỏ và mỏ cận biên kinh tế, cũng như các mỏ đang ở thời kỳ khai thác tận thu hồi. Vì vậy, chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài như kỳ vọng. Luật Dầu khí chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục đầu tư đối với các dự án thăm dò và khai thác dầu khí (như việc phê duyệt báo cáo đầu tư…), dẫn đến thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật áp dụng cho hoạt động thăm dò khai thác dầu khí.
Hiện nay, hoạt động dầu khí bị điều tiết bởi nhiều luật, như Luật Dầu khí, Luật Xây dựng cơ bản, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý vốn nhà nước…, với rất nhiều vướng mắc, xung đột lẫn nhau, quy trình rắc rối, khó thực hiện, kéo dài, gây nguy cơ rủi ro về pháp lý cho người thực hiện, kìm hãm sự phát triển của ngành. Do đó, cần có Luật Dầu khí bao trùm, điều tiết toàn chuỗi dây chuyền công nghệ dầu khí, tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư triển khai công việc trong tình hình mới.
Nguồn: Báo cáo của Petrovietnam
-
Bảo vệ “tường thành” tỷ giá, sẵn sàng ứng phó với “cơn gió ngược” -
Thành lập Khu thương mại tự do: Sức hút mới của Đà Nẵng -
Loạt động thái của Bình Định liên quan đến Dự án Khu công nghiệp Nhơn Hội -
Đề xuất đầu mối chủ quản đầu tư Dự án đường băng số 2 sân bay Phù Cát -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Sau điều chỉnh thời gian, dự án đường 100 tỷ đồng ở Quảng Nam điều chỉnh tăng vốn -
Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao vốn
-
1 Chuyên gia dự báo 2025 sẽ là năm của đất nền và biệt thự -
2 Hà Nội sắp khởi động tuyến đường sắt chạy thẳng đến sân bay Nội Bài -
3 Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2025: Bội chi 3,8%, chưa tăng lương khu vực công -
4 Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/11
- The Senique Hanoi - nơi kiến trúc hiện đại và di sản giao thoa
- MB được vinh danh "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á" năm 2024
- Takeda được vinh danh “Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”
- Quỹ Phát triển tài năng Việt trao học bổng cho 12 VĐV quốc gia
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025