
-
Duyệt nhà thầu làm cao tốc 8.400 tỷ đồng; Đề xuất 56.301 tỷ đồng làm metro Bình Dương - Suối Tiên
-
Thông xe 21 km cao tốc Bến Lức - Long Thành nối miền Tây với cảng Hiệp Phước
-
Danh sách đại dự án giao thông sẽ thông xe, hoàn thành đưa vào khai thác từ 19/4/2025
-
Áp dụng cơ chế đặc thù, TP.HCM khởi công ngay tuyến metro số 2 cuối năm 2025
-
Quảng Ngãi chỉ đạo gỡ vướng cho dự án thép 85.000 tỷ đồng -
TP.HCM chi 6.285 tỷ đồng xây dựng dự án cầu đường Bình Tiên
![]() |
Những hàng khách đầu tiên thực hiện thủ tục lên tàu bay tại Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất. |
Sự kiện không chỉ là minh chứng cho tiến độ và chất lượng của dự án trọng điểm quốc gia mà còn là lời khẳng định về một không gian hàng không hiện đại, nơi trải nghiệm của hành khách được đặt lên hàng đầu.
Tính từ khi khởi công đến khi đưa công trình vào khai thác, Dự án “Xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất” chỉ mất có 20 tháng. Lễ khánh thành, đưa vào khai thác Dự án sẽ diễn ra vào ngày 30/4/2025 – đúng vào dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
Đây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể lãnh đạo và toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên tham gia dự án, từ khâu thiết kế, thi công cho đến vận hành thử nghiệm; bảo đảm chất lượng công trình theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO.
Ngay sau khi những hành khách đầu tiên đặt chân đến và rời đi từ Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nhiều phản hồi tích cực đã được ghi nhận.
Phần lớn hành khách đều bày tỏ sự ngạc nhiên về không gian rộng rãi, thoáng đãng; các khu vực làm thủ tục được bố trí khoa học, giúp cho di chuyển dễ dàng và nhanh chóng.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết là sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến phản hồi của hành khách và các đơn vị khai thác để hoàn thiện hơn nữa quy trình vận hành, đảm bảo Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất không chỉ là một điểm trung chuyển hàng không mà còn là biểu tượng của sự phát triển, mang đến những trải nghiệm vượt trội và đáng nhớ cho mỗi hành khách trên hành trình của mình.
Dự án “Xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất” gồm các hạng mục chính: Nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không, hệ thống cầu cạn trước nhà ga và sân đỗ máy bay với tổng mức đầu tư 10.990 tỷ đồng. Nguồn vốn để thực hiện Dự án được huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu của ACV (70%) và vốn vay thương mại (chiếm 30%).
Hạng mục Nhà ga hành khách có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500 m2.
Nhà ga có hình tuyến tính tương đồng với nhà ga hiện hữu, được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt, có 90 quầy thủ tục hàng không truyền thống, 20 quầy bagdrop thả hành lý tự động và 42 kiosk check in, 27 cửa ra tàu bay (trong đó 13 cửa bằng ống lồng và 14 cửa bằng xe bus), có 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách.
Đặc biệt, Nhà ga T3 được thiết kế 8 cửa kiểm soát an ninh và 1 khu riêng biệt phục vụ khách VIP, hạng thương gia và khách ưu tiên.
Hạng mục nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không là tổ hợp gồm 2 tầng hầm, 4 tầng nổi với tổng diện tích sàn xây dựng là 130.000 m2, là nơi để xe, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng ăn uống phục vụ hành khách.
Hệ thống đường tầng trên cao ở 2 cao trình nhà ga gồm: tầng 2 có quy mô từ 2-3 làn xe, chiều rộng mỗi làn 3,5m; tầng 3 có quy mô từ 2-5 làn xe, chiều rộng mỗi làn 3,5 m.
Hạng mục sân đỗ máy bay gồm mở rộng sân đỗ trước nhà ga diện tích 4.600 m2 và hệ thống chiếu sáng phục vụ khai thác tàu bay, khai thác được tất cả các loại tàu bay code C và code E.
Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất triển khai sử dụng nhiều công nghệ hàng không hiện đại, lấy hành khách làm trung tâm, tập trung vào trải nghiệm của hành khách thông suốt từ lúc làm thủ tục cho đến khi lên tàu bay.
Cụ thể, hệ thống ACV Self servies sẽ hỗ trợ hành khách tự làm thủ tục trên Kiosk Check-in dùng chung và hành khách tự làm thủ tục ký gửi hành lý, sau đó có thể ra tàu bay tự động thông qua thiết bị E-gate.
Đây là công nghệ hiện đang được áp dụng ở các sân bay lớn thông minh trên thế giới như Incheon T2 (Hàn Quốc), Changi T4 (Singapore). ACV Self services được coi là đóng góp đáng kể vào nâng cao trải nghiệm của hành khách, tiết kiệm thời gian, tối ưu diện tích mặt bằng, giải phóng hàng chờ để nhân viên hàng không có thời gian cung cấp những dịch vụ hỗ trợ khác tốt hơn.
Đặc biệt trong khâu làm thủ tục cho hành khách đi trên các chuyến bay quốc nội triển khai ứng dụng thẻ CCCD gắn chip điện tử, nhận diện khuôn mặt (Facial ID) giúp giảm thiểu nguy cơ sử dụng giấy tờ giả, tự động phát hiện ngăn chặn các hành khách cấm bay, giúp giảm bớt tình trạng quá tải tại các khu vực kiểm soát an ninh, so với công tác kiểm tra thủ công trước đây.
-
Duyệt nhà thầu làm cao tốc 8.400 tỷ đồng; Đề xuất 56.301 tỷ đồng làm metro Bình Dương - Suối Tiên
-
Thông xe 21 km cao tốc Bến Lức - Long Thành nối miền Tây với cảng Hiệp Phước
-
Danh sách đại dự án giao thông sẽ thông xe, hoàn thành đưa vào khai thác từ 19/4/2025
-
Áp dụng cơ chế đặc thù, TP.HCM khởi công ngay tuyến metro số 2 cuối năm 2025
-
Quảng Ngãi chỉ đạo gỡ vướng cho dự án thép 85.000 tỷ đồng -
Nghệ An phê duyệt 33 dự án đầu tư lưới điện trung áp, hạ áp năm 2025 -
TP.HCM chi 6.285 tỷ đồng xây dựng dự án cầu đường Bình Tiên -
Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh hơn 4.597 tỷ đồng -
Dự kiến lựa chọn nhà đầu tư, khởi công dự án Vành đai 4 TP.HCM vào năm 2026 -
Cần Thơ: Thêm 3 dự án bất động sản hoàn thành định giá đất tính tiền sử dụng đất -
Hải Dương khởi công, thông xe kỹ thuật 3 dự án trọng điểm ngày 19/4
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu