
-
Doanh nghiệp đề xuất được khai thác dữ liệu quốc gia
-
Khắc phục xong sự cố trên nhánh cáp biển AAG
-
App VnEdu Connect: Trợ thủ đắc lực của phụ huynh học sinh
-
Dịch vụ OTT “tầm gửi” phải được quản lý
-
Doanh nghiệp Việt Nam thích ứng nhanh với xu hướng chuyển đổi số -
Tiếp tục thanh tra diện rộng, rà soát thuê bao đăng ký từ 10 SIM trở lên
![]() |
MobiFone hỗ trợ người dùng chuẩn hóa thông tin trên website, ứng dụng di động, quầy giao dịch và hỗ trợ trực tiếp tại nhà |
Xử lý nghiêm
Ngày 15/3, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi văn bản tới các doanh nghiệp viễn thông di động đề nghị triển khai các giải pháp bảo đảm thuê bao phát triển mới, thuê bao được chuẩn hóa có thông tin thuê bao đúng quy định.
Theo đó, nhằm bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ của việc triển khai các giải pháp bảo đảm thuê bao phát triển mới, thuê bao được chuẩn hóa có thông tin thuê bao đúng quy định, Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp thực hiện công bố, đăng tải trên website của mình danh sách các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông (của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp trực tiếp uỷ quyền) tại từng tỉnh, thành phố theo quy định.
Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, mục tiêu đến ngày 31/3/2023, tất cả các thuê bao đang hoạt động phải có thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác, trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cục Viễn thông sẽ phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các doanh nghiệp.
“Đặc biệt, với việc phát triển thuê bao mới, báo cáo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm, bao gồm đề nghị đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới đối với các doanh nghiệp vi phạm, nhất là các hành vi cung cấp dịch vụ cho thuê bao phát triển mới có thông tin thuê bao không đầy đủ hoặc không chính xác; bán và lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động cho SIM thuê bao”, Cục Viễn thông nêu rõ.
Theo kế hoạch, từ ngày 31/3/2023, các nhà mạng bắt đầu khóa một chiều với những thuê bao có thông tin không trùng khớp thông tin đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng cương quyết dừng hoạt động của các thuê bao có thông tin không chính xác theo quy định.
Theo Cục Viễn thông, các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phải đảm bảo quyền lợi của người sử dụng, tránh làm ảnh hưởng đến những thuê bao đã có thông tin đúng quy định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng trong việc phối hợp chuẩn hóa thông tin thuê bao.
Đến nay, 3 doanh nghiệp lớn (chiếm 96% thị phần di động) đã đối soát xong 100% dữ liệu. Các doanh nghiệp nhỏ đã gửi dữ liệu và tiếp tục đối soát một cách khẩn trương. Kết quả cho thấy, Viettel còn khoảng 1,3 triệu thuê bao, VinaPhone còn khoảng 1,1 triệu thuê bao di động chưa chuẩn hóa và MobiFone còn khoảng 1,4 triệu thuê bao chưa khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Ráo riết chuẩn hóa thông tin thuê bao
Từ ngày 15/3, nhà mạng bắt đầu gửi tin nhắn liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần để yêu cầu thuê bao cập nhật dữ liệu. Thuê bao bị dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều nếu không thực hiện sau 15 ngày nhận thông báo, dừng hai chiều nếu không thực hiện sau 15 ngày tiếp theo. 30 ngày sau đó, nếu thuê bao không cập nhật, sẽ bị chấm dứt hợp đồng.
Các nhà mạng xác nhận, đang áp dụng các biện pháp cả kỹ thuật, công nghệ và thủ công cho việc xác thực. Các nhà mạng cũng đã triển khai các cách giúp người dùng cập nhật thông tin để chuẩn hóa với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng thời gửi tin nhắn được cá thể hóa theo từng thuê bao để người dùng nắm thông tin và bổ sung.


Ông Nguyễn Văn Tấn, Phó tổng giám đốc VNPT VinaPhone cho biết, thách thức là một số loại tài liệu, giấy tờ cá nhân chưa nằm trong cơ sở dữ liệu, có thể phải chuẩn hóa thủ công. Có không tới 20% người dùng sử dụng các phương tiện chuẩn hóa thông tin thuê bao qua mạng, do đó nhà mạng phải bố trí nhiều hơn nhân lực làm việc trực tiếp để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin.
“Chúng tôi khuyến nghị người dùng sử dụng các công cụ chuẩn hóa tự động nhiều hơn. Đồng thời, VNPT mong muốn quá trình chuẩn hóa thông tin thuê bao phải được thực hiện đồng bộ giữa các nhà mạng để sớm đạt được kết quả”, ông Tấn cho biết.
Theo đại diện Viettel, việc người dân phải xếp hàng đăng ký thông tin thuê bao như trước đây khó có thể xảy ra, bởi lượng thuê bao bị sai lệch dữ liệu thấp, trải dài trên nhiều tỉnh, thành phố và có nhiều phương tiện chuẩn hóa thông tin khác nhau. Với năng lực hiện nay, các nhà mạng có nhiều biện pháp khác nhau để chuẩn hóa thông tin. Tuy nhiên, vấn đề là người dùng cần hợp tác.
“Chúng tôi đã nhắn tin 5 lần trong 5 ngày liên tiếp, số lượng khách hàng phản hồi rất thấp, nhận thức của khách hàng chưa cao, nhiều khách hàng nghi ngờ sim rác nên không phản hồi”, đại diện Viettel nói và cho biết, ngoài chuẩn hóa qua ứng dụng di động, tổng đài tiếp nhận, phát triển các nền tảng web để hỗ trợ khách hàng chuẩn hóa online, Viettel còn bố trí nhân viên địa bàn hỗ trợ trực tiếp, với mục tiêu là đến ngày 25/3, sẽ chuẩn hóa toàn bộ khách hàng còn lại.
Ông Phạm Văn Nguyên, Trưởng ban Chăm sóc khách hàng (Tổng công ty Viễn thông MobiFone) cho biết, các nhà mạng đã sẵn sàng thực hiện đối soát online, nhưng có sự khác biệt giữa đối soát online với đối soát offline bởi một khoảng thời gian “time out” 15-20 giây, trong khi không thể bắt khách hàng chờ đợi.
MobiFone đang hỗ trợ người dùng chuẩn hóa thông tin trên 4 “mũi” gồm website, ứng dụng di động, tới quầy giao dịch và hỗ trợ trực tiếp tại nhà. “Chúng tôi rất muốn việc đối soát được thực hiện chính xác ngay từ đầu, thay vì phải hậu kiểm rồi mời khách hàng cập nhật, rất mất thời gian”, ông Nguyên chia sẻ.
Hiện các nhà mạng lớn đều đã sẵn sàng hệ thống để hỗ trợ người dùng di động tự chuẩn hóa thông tin sau quá trình đối soát. Cụ thể, người dùng có thể tự chuẩn hóa thông tin qua app, website hoặc tới trực tiếp quầy giao dịch của nhà mạng. Đối với một số trường hợp đặc biệt, nhà mạng sẽ cho nhân viên đến tận nơi hỗ trợ người dùng chuẩn hóa thông tin.
Liên quan đến vấn đề phát triển thuê bao online trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Viễn thông đang cùng các doanh nghiệp xây dựng phương thức thống nhất rồi trao đổi với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), với mục tiêu đối soát trước khi phát triển thuê bao, hướng tới 100% thuê bao sẽ được phát triển theo phương thức này. Theo đó, sẽ tiến hành thử nghiệm một số bước, sau đó dần dần mở ra và cuối cùng thực hiện được với tất cả các thuê bao, không chỉ của 3 nhà mạng lớn là Viettel, VinaPhone, MobiFone, mà của cả các mạng di động ảo.

-
VNPT tung loạt gói cước siêu công nghệ, không "góc chết" -
Trở thành “ông trùm” công nghệ thẻ: Tham vọng lớn của MK Group -
App VnEdu Connect: Trợ thủ đắc lực của phụ huynh học sinh -
Kiểm tra 8 vấn đề TikTok tại Việt Nam -
“Táo khuyết” đã chín tại Việt Nam -
Dịch vụ OTT “tầm gửi” phải được quản lý -
Năm dấu hiệu nhận biết cuộc gọi lừa đảo deepfake
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/5
-
2 Công điện về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững
-
3 Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản TP.HCM
-
4 Giảm lãi suất, ngân hàng đứng trước áp lực suy giảm tiền gửi
-
5 Đường Vành đai 3 TP.HCM khởi công vào tháng 6, riêng Đồng Nai chậm tiến độ
-
Da Nang Mikazuki: Một Nhật Bản thu nhỏ với nhiều hoạt động độc đáo
-
Kế toán Anpha: Du lịch, dịch vụ được nhận định là trụ cột thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2023
-
Dat Bike: Không ngừng nâng cấp để đến gần hơn với mục tiêu “xanh hoá giao thông”
-
Chủ đầu tư Khát Vọng Việt bàn giao Giấy chứng QSDĐ cho Khách hàng tại Casamony Yên Bái
-
Lựa chọn xe máy “đáng tiền” với tài chính dưới 50 triệu
-
Pharmacity và GSK Việt Nam đồng hành chăm sóc sức khỏe hàng triệu bệnh nhân Việt Nam