Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Nhà máy Xi măng Long Sơn khai thác nguyên liệu có đúng quy trình?
- 02/10/2018 15:57
 
Gần đây, dư luận phản ánh công trường khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng của Nhà máy Xi măng Long Sơn (tại xã Hà Vinh, Hà Trung, Thanh Hóa) gây ảnh hưởng tới các hộ dân sống xung quanh. Người dân phản ánh, đá từ công trường khai thác đã bắn vào một số hộ dân sống lân cận.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, Công ty TNHH Long Sơn - chủ đầu tư Nhà máy - được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép khai thác mỏ đá trên với công suất khoảng 5 triệu tấn/năm trong diện tích 70,4 ha trong thời gian 27 năm (tính từ ngày cấp giấy phép, trong đó thơi gian thi công xây dựng cơ bản 01 năm); tổng mức đầu tư 214 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Công ty phải tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện các biên pháp đảm bảo để giảm thiểu đến tác động môi trường trong quá trình thi công dự án và chấp hành đầy đủ các quy định về pháp luật về bảo vệ môi trường. Chủ đầu tư trực tiếp vận hành và quản lý dự án theo quy định của pháp luật.

.
Mỏ khai thác đá do Công ty TNHH Long Sơn khai thác.

Tại buổi làm việc với phóng viên Báo Đầu tư, đại diện Công ty TNHH Long Sơn đã cung cấp đầy đủ thông tin về Giấy phép khai thác khoáng sản; Quyết định về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng tại khu vực Lam Sơn, xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa” do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp; Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, do Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Tổng cục cảnh sát (thuộc Bộ Công an) cấp; Biên bản kiểm tra cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, do Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Thanh Hóa lập; Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;….

Ông Nguyễn Thanh Trung, Phó giám đốc Công ty xi măng Long Sơn, khẳng định: Ngay từ ban đầu quá trình quy hoạch, triển khai quy hoạch, khu vực hành lang của mỏ bảo đảm an toàn cho người và tài sản của nhân dân khu vực đã được các ngành chức năng đánh giá, giám sát nghiêm ngặt.

"Ngoài ra, trong quá trình khai thác vật liệu phục vụ sản xuất, công ty đã thuê đơn vị trong ngành quân đội trực tiếp thực hiện việc nổ mìn. Thời gian nổ mìn vào buổi trưa, chiều muộn hàng ngày (ngoài giờ hành chính) và đã được thông báo rộng rãi đến chính quyền, nhân dân địa phương trong khu vực. Hơn nữa sau hơn một năm, hiện việc khai thác đang dần vào phía trong khu mỏ, cách xa khu dân cư, chính vì vậy, việc nổ mìn làm văng đất đá ảnh hưởng đến sản xuất cũng như người dân là khó xảy ra", ông Nguyễn Thanh Trung cho biết thêm.

Về phía chính quyền địa phương, ông Trần Văn Hán, Phó phòng Kinh tế, UBND thị xã Bỉm Sơn, khẳng định phía Long Sơn khai thác hoàn toàn đúng quy trình, trước đó đơn vị cũng đã thực hiện đầy đủ công tác đền bù giải phóng mặt bằng khu vực hành lang an toàn khai thác. Tuy nhiên, với thông tin phản ánh của người dân, UBND thị xã đã chỉ đạo các phòng, ban có liên quan phối hợp với phường Đông Sơn để xác minh, làm rõ thông tin về việc khai thác vật liệu làm ảnh hưởng và có hướng giải quyết cụ thể nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân.

Thanh Hóa “lưỡng lự” tiếp nhận dự án xi măng vào Khu kinh tế Nghi Sơn
Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản Đại Dương đề nghị đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Xi măng Đại Dương tại xã Tân Trường...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư