-
Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược -
“Starway of Creation”: Nhìn lại một năm khẳng định ví thế của Masterise Homes tại miền Bắc -
Tránh tuyển dụng ồ ạt sau khi gọi vốn thành công -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
Doanh nghiệp lưu kho gạo ST24, chờ đóng gói xuất khẩu sang thị trường châu Âu Ảnh: Đức Thanh |
Cạnh tranh bằng công nghệ bảo quản
Thủy sản, gạo, trái cây tươi, bánh phở, bún khô… của Việt Nam đã không còn là hàng hiếm tại EU, Nhật Bản, Mỹ, nhưng giá trị xuất khẩu chưa cao và mức độ cạnh tranh còn nhiều hạn chế do chi phí vận chuyển cao, độ ổn định của sản phẩm chưa đồng đều… Vì vậy, dù Việt Nam đã có các hiệp định thương mại song phương với các thị trường, nhưng giá trị xuất khẩu hàng hoá chưa tăng được như kỳ vọng.
Ông Phạm Văn Hiển, Giám đốc Công ty LTP Import Export B.V - doanh nghiệp chuyên nhập khẩu nông sản Việt bán tại EU cho biết, thời gian qua, nhiều loại trái cây tươi của Việt Nam như vải thiều, nhãn đã xuất khẩu trực tiếp sang EU, nhưng sản lượng chưa nhiều. “Dù các lô hàng được vận chuyển bằng máy bay đã ít nhiều tạo dấu ấn với người tiêu dùng EU, nhưng để đi đường dài, tăng được sản lượng và có sức cạnh tranh tốt, doanh nghiệp xuất khẩu và địa phương cần bắt tay để cải thiện vùng trồng, gia tăng diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGap, Global Gap…”, ông Hiển cho biết.
- Ông Cấn Thành Trung, CEO Công ty Kome Co Ltd tại Nhật Bản
Mấu chốt để xuất khẩu được nhiều hơn, theo ông Hiển, là doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ bảo quản giúp trái cây tươi đi được đường biển, sang đến EU mà vẫn tươi thêm vài tuần nữa. “Mới đây, chúng tôi nhập khẩu nhãn Sơn La đi đường hàng không vào EU, nhưng hàng hỏng còn nhiều do công nghệ bảo quản chưa tốt”, ông Hiển chia sẻ.
Tại EU, nông sản Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với hàng Thái Lan, Trung Quốc, chưa nói đến hàng từ các quốc gia Trung Mỹ, Nam Mỹ có giá thấp hơn, chi phí vận chuyển rẻ hơn nhờ khoảng cách địa lý. Tín hiệu đáng mừng là mới đây, nhờ công nghệ bảo quản, một lô vải thiều Việt Nam đã đi đường biển sang Pháp với giá rẻ hơn 1/3 đi máy bay, kể cả trong lúc giá vận tải biển đang cao bất thường.
Từ thực tiễn nhập hàng Việt Nam phân phối tại Nhật Bản, ông Cấn Thành Trung, CEO Công ty Kome Co Ltd cho biết, vẫn còn một số doanh nghiệp xuất khẩu nhưng chưa công bố chi tiết các thành phần trong sản phẩm, quy trình sản xuất chưa rõ ràng… Trong khi đó, hàng sang tới Nhật Bản, khi thông quan, sẽ bị kiểm tra các thành phần và nếu kết quả không như công bố thì sẽ bị hủy hoặc phải quay đầu về nước, gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp.
Do đó, ông Trung khuyến cáo, các nhà sản xuất, chế biến nông, thủy sản Việt Nam cần có công bố sản phẩm ghi chi tiết thành phần gồm các nguyên liệu, chất phụ gia. Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt phải duy trì được chất lượng sản phẩm, giá bán và nâng cấp quy trình xuất khẩu theo cách chuyên nghiệp…
Giữ độ ổn định các lô hàng
Việt Nam xuất khẩu trên 6 triệu tấn gạo mỗi năm, đóng góp trên 3 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp. Từ ngày 1/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mở ra cơ hội cho nhiều loại nông sản, trong đó có gạo xuất sang EU được hưởng thuế suất 0% với hạn ngạch 80.000 tấn. Tuy nhiên, để chinh phục thị trường này, doanh nghiệp còn nhiều việc phải làm, trước hết là đảm bảo chất lượng hạt gạo theo từng lô hàng.
Theo các doanh nghiệp nhập khẩu nông sản tại EU, Việt Nam là quốc gia sản xuất nhiều loại nông sản, nhưng với riêng mặt hàng gạo, dù có lợi thế từ FTA và sự chuyển đổi của một số doanh nghiệp lớn trong những năm qua, nhưng hàng Việt vẫn thua hàng Thái Lan, Campuchia…
Ông Hiển cho biết, Campuchia mới bắt đầu xuất khẩu gạo khoảng 10 năm nay, nhưng đã lọt top 5 nước xuất khẩu vào EU. Rõ ràng, để khẳng định là quốc gia xuất khẩu gạo có thế mạnh, Việt Nam cần chạy đua nhiều hơn.
“Người tiêu dùng châu Âu đã quá tin tưởng vào gạo Thái Lan suốt 30 năm nay, nhưng chúng tôi đã bước đầu chinh phục được khách hàng dùng gạo ST24, ST25 của Việt Nam. Vấn đề nằm ở các lô gạo thơm, jasmine, có những doanh nghiệp xuất khẩu lô hàng sau khác với lô hàng trước, độ ổn định chưa cao, trong khi Thái Lan làm rất tốt điều này”, ông Hiển cho biết.
Đại diện doanh nghiệp Việt Nam tại EU khẳng định, ngoài rau quả, gạo, đồ khô, thị trường EU cũng có nhu cầu lớn với thủy sản, nhưng giá nhập hàng từ Việt Nam đang cao hơn từ Ấn Độ, Ecuador… Do đó, họ mong mỏi có thể kết nối được với nhiều doanh nghiệp thủy sản trong nước có mức chào giá hấp dẫn, tận dụng được lợi thế từ EVFTA để hàng Việt có thể cạnh tranh tốt hơn tại EU.
Theo các nhà nhập khẩu, dịch bệnh đã ảnh hưởng nhiều đến nhu cầu, khiến đơn hàng sụt giảm, nhưng thị trường đang dần phục hồi trở lại. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chủ động trong dự trữ nguyên liệu, nắm thông tin về nhà nhập khẩu, nắm lịch tàu biển để đảm bảo xuất hàng đúng tiến độ.
-
Năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 7,1% -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Bước chuyển mình mạnh mẽ của SMC: Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tế -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Làm rõ phản ánh "Vicem lỗ thêm nghìn tỷ" -
TKV lên kế hoạch tiêu thụ 50 triệu tấn than
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả