
-
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao
-
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Tầm nhìn chiến lược cho Trung tâm tài chính TP.HCM
-
TP.HCM đánh thức ”rồng xanh”
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
TIN LIÊN QUAN | |
![]() | Quý III/2014, dòng vốn tìm lại địa ốc |
![]() | Vốn FDI hướng vào công nghiệp chế biến, chế tạo |
![]() | Giải ngân vốn FDI có thể đạt 12,5 tỷ USD |
Thứ nhất, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 9 tháng đầu năm nay tính theo giá thực tế đạt 833.900 tỷ đồng, tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm cho tốc độ tăng GDP 9 tháng năm nay cao hơn tốc độ tăng GDP của cùng kỳ hai năm trước (5,62% của năm 2014 so với 5,14% của năm 2013 và 5,1% của năm 2012).
![]() | ||
So với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 9 tháng đầu năm còn nhiều vấn đề cần bàn |
Đó là tốc độ tăng vốn đầu tư theo giá thực tế, nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá (trong đó giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng 4,61%), thì tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội còn thấp hơn tốc độ tăng GDP tính theo giá so sánh.
Thứ hai, tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP đạt 31,2%, tuy cao hơn tỷ lệ của năm 2012 và 2013, nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ tương ứng của các năm từ 2011 trở về trước (năm 2007 là 42,7%, năm 2008 là 38,2%, năm 2009 là 39,2%, năm 2010 là 38,5%, năm 2011 là 33,3%).
Đây là tín hiệu khả quan để cả năm hiệu quả đầu tư có triển vọng khá hơn, là yếu tố để tiết kiệm vốn đầu tư, nâng cao chất lượng tăng trưởng, phù hợp với chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng. Xu hướng này cũng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô (chuyển từ nhập siêu 370 triệu USD trong 9 tháng năm 2013 sang xuất siêu 2.471 triệu USD trong 9 tháng năm nay, cải thiện cân đối cung - cầu...) và kiềm chế lạm phát trong 3 năm nay và năm nay có thể ở mức thấp nhất so với 10 năm trước...
Thứ ba, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước đạt được ở cả 3 nguồn (khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài), với các tốc độ khác nhau.
Vốn đầu tư khu vực nhà nước thực hiện đạt 329.100 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 nguồn và cao hơn tỷ trọng của cùng kỳ năm trước (39,5% so với 39,3%). Đây là một cố gắng của Nhà nước trong điều kiện cân đối ngân sách khó khăn, trong điều kiện tỷ lệ vốn đầu tư/GDP bị giảm lớn so với những năm trước đây.
Trong nguồn vốn khu vực nhà nước, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện 9 tháng ước đạt 147.100 tỷ đồng, chiếm 44,7% tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước, đạt 76,6% kế hoạch cả năm và tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thực hiện kế hoạch năm như vậy là đạt khá, nhưng tốc độ tăng tính theo giá thực tế thì thấp, bởi nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì còn giảm.
Vốn khu vực ngoài nhà nước ước đạt 315.900 tỷ đồng, chiếm 37,9% tổng số và tăng cao nhất trong 3 nguồn. Đây là tín hiệu khả quan cả về quy mô, cả về cơ cấu, cả về hiệu quả trong thời gian tới.
Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện trong 9 tháng đạt 8,9 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, có thể thấy, vốn khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 nguồn là diễn biến chưa hoàn toàn tốt, bởi hiệu quả đầu tư của nguồn vốn này thấp nhất trong 3 nguồn. Hơn nữa, tình trạng này lại diễn ra trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, cần phải có sự huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế nhiều hơn, trong điều kiện ngân sách còn bội chi lớn, trong điều kiện nợ công đã tăng nhanh trong mấy năm nay.
Vốn đầu tư ngoài nhà nước đã tăng khá hơn tốc độ chung, nên tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 9 tháng đầu năm nay cao hơn cùng kỳ năm trước (37,9% so với 37%), nhưng đó là tỷ trọng thấp và đó cũng là diễn biến không tích cực, bởi nguồn vốn này có hiệu quả đầu tư cao nhất. Điều này cũng cho thấy, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước trong thời gian qua gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng (khi tốc độ tăng dư nợ tín dụng quá thấp), còn người dân thì ít đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh mà gửi tiết kiệm với tốc độ cao gấp đôi tốc độ tăng dư nợ tín dụng. Ngay các ngân hàng thương mại, mặc dù tính thanh khoản được cải thiện, nhưng lại tập trung nhiều cho việc mua trái phiếu chính phủ. Tính gián tiếp của đầu tư cao lên, thì chi phí lãi vốn tăng....
Thứ tư là vấn đề hiệu quả vốn đầu tư, vấn đề quan trọng hơn lượng vốn đầu tư. Với tỷ lệ vốn đầu tư/GDP đạt 31,2%, với tốc độ tăng GDP đạt 5,62%, theo đó để tăng 1% GDP đã bỏ ra tới gần 5,6% vốn đầu tư/GDP.
Để kéo giảm hệ số này xuống, một mặt cần phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (theo chỉ tiêu kế hoạch cả năm là 5,8%); mặt khác phải nâng cao hiệu quả đầu tư. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải tập trung nâng cao hiệu quả đầu tư, trên cơ sở tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước, tránh dàn trải, kéo dài thi công, lãng phí thất thoát.
Minh Nhung
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế -
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp -
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An -
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi -
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025