
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
![]() |
Các doanh nghiệp ngành dầu khí dự kiến sẽ đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016 thấp hơn so với năm 2015 do ảnh hưởng từ diễn biến giá dầu giảm. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Doanh nghiệp dầu khí thận trọng giá dầu
Năm 2016, với tình hình thế giới bất ổn, giá dầu dự báo sẽ tiếp tục có những biến động khó lường.
Với các doanh nghiệp trong ngành dầu khí, dự báo giá dầu là một trong những yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp làm cơ sở đặt kế hoạch kinh doanh. Bà Hồ Ngọc Yến Phương, Phó tổng giám đốc CTCP Tổng CTCP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD) cho biết, dự kiến, trong năm 2015, PVD đạt lợi nhuận trên 1.700 tỷ đồng, vượt trên 13% kế hoạch. Chưa có con số cụ thể, nhưng theo bà Phương, trong năm 2016, Công ty sẽ đặt kế hoạch kinh doanh thấp hơn so với năm 2015.
Lãnh đạo PVD cho biết, diễn biến của giá dầu trong hai quý cuối năm 2015 có ảnh hưởng đến giá cho thuê các giàn khoan. Hiện tại, các hợp đồng cho thuê giàn khoan của PVD đã được đàm phán lại với mức giảm từ 10 - 15%.
Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC (PVS) cũng là doanh nghiệp chịu tác động lớn từ biến động giá dầu, trong đó 3 mảng chịu nhiều tác động từ diễn biến xấu của giá dầu thế giới gồm mảng cho thuê tàu chuyên dụng, mảng vận hành lắp đặt, đấu nối các công trình dầu khí biển (O&M); mảng khảo sát địa chấn, địa chất và sửa chữa công trình ngầm bằng ROV.
3 mảng này đóng góp 43% doanh thu và 50% lợi nhuận gộp của PVS. Chính vì vậy, theo PVS, Công ty rất thận trọng khi đặt các chỉ tiêu kinh doanh cho năm 2016. Dự kiến, các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận giảm 10% so với kế hoạch 2015 khi doanh thu từ mảng xây, sửa chữa công trình ngầm dự báo sẽ giảm trong năm tới.
Trong khi đó, CTCP Kết cấu kim loại dầu khí (PXS) được đánh giá là doanh nghiệp ít chịu ảnh hưởng hơn trong nhóm các công ty hoạt động tại khu vực thượng nguồn khi giá dầu giảm. PXS tập trung vào các dự án xây lắp, cơ khí trên bờ. Tuy nhiên, giá dầu giảm sẽ ảnh hưởng lớn tới việc PXS mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài trong năm 2016.
Doanh nghiệp bất động sản lạc quan
Nhiều doanh nghiệp trong khối này đã lên kế hoạch kinh doanh cho năm tới với những con số khả quan. Chẳng hạn, CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group) lên kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 1.500 - 1.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 20% doanh thu, tương đương trên 300 tỷ đồng. So với các chỉ tiêu năm 2015 (1.000 tỷ đồng doanh thu và 167 tỷ đồng lợi nhuận) thì rõ ràng, CEO đặt kỳ vọng rất cao cho năm tới.
Có nhiều yếu tố để các doanh nghiệp bất động sản “mạnh dạn” đặt chỉ tiêu cao để phấn đấu khi nhiều nhận định lạc quan cho rằng, năm 2016 có thể sẽ là năm “bùng nổ” của thị trường bất động sản. Năm 2016, CTCP Licogi 13 (LIG) kỳ vọng doanh thu đạt 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tối thiểu 62 tỷ đồng và tỷ lệ cổ tức tối thiểu 10%. Theo LIG, lợi nhuận năm 2016 dự kiến tăng mạnh do Công ty triển khai đầu tư, kinh doanh các dự án bất động sản. Cụ thể, quý II/2016 sẽ bắt đầu thực hiện đầu tư Dự án khu nhà ở quanh chợ Tây Đằng (Ba Vì), với tổng mức đầu tư dự kiến 374 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận dự kiến 18% trên doanh thu. Dự án sẽ được khởi công xây dựng trong quý II/2016, kinh doanh từ quý III/2016.
Theo kế hoạch, trong năm 2016, LIG sẽ hoàn thành việc lập phương án tổ chức thực hiện và từng bước thực hiện đầu tư các dự án của 2 công ty con tại Đà Nẵng, bao gồm Dự án nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh, với tổng mức đầu tư dự kiến 585 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận dự kiến 12%/doanh thu và Dự án khu dân cư và dịch vụ du lịch Cầu Hưng - Lai Nghi (Quảng Nam), với tổng mức đầu tư dự tính 188,5 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận dự kiến 10%/doanh thu.
… đến các doanh nghiệp khác
Đối với các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh như dược phẩm, thực phẩm…, do đặc thù kinh doanh riêng, nên dường như ít chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài so với các ngành khác. CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2016 với tổng doanh thu 3.375 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 110 tỷ đồng. Công ty cũng dự kiến mức cổ tức 20% bằng tiền. Tại CTCP Bánh kẹo Hải Hà (HHC), dù chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể, nhưng lãnh đạo Công ty kỳ vọng trong năm 2016 sẽ tăng trưởng tối thiểu 10% so với năm 2015.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng doanh nghiệp công bố kế hoạch kinh doanh năm 2016 chưa nhiều, nhưng nhìn vào chỉ tiêu kinh doanh của những doanh nghiệp đã công bố, có thể thấy quyết tâm lớn của các doanh nghiệp, nhằm vượt qua những biến động khách quan, ghi dấu ấn đẹp cho năm khởi đầu kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort