
-
Viglacera lên kế hoạch lãi 1.743 tỷ đồng trong năm 2025
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên
Cụ thể, Vĩnh Hoàn công bố tài liệu lấy ý kiến bằng văn bản, thời gian xin ý kiến trước 17h ngày 20/7/2023.
Trong đó, Công ty trình cổ đông thông qua lộ trình triển khai thực hiện chương trình phát hành cổ phiếu dành cho người lao động năm 2022 (ESOP) sẽ được uỷ quyền cho Hội đồng quản trị triển khai thực hiện và hoàn thành trước khi thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%.
Ước tính cổ phiếu ESOP dự kiến phát hành là 3.667.539 cổ phiếu.
Được biết, trước đó tại Đại hội đồng cổ đông năm 2023, Công ty thông qua việc phát hành 3.667.539 cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu (giá thị trường 71.300 đồng/cổ phiếu). Như vậy, ước tính giá phát hành cổ phiếu ESOP thấp hơn 86% so với giá thị trường.
Đồng thời, Công ty thông qua kế hoạch trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 20 cổ phiếu mới, ước tính số cổ phiếu phát hành tối đa 37.408.899 cổ phiếu và triển khai trong tháng 8 hoặc tháng 9/2023, không chậm hơn 31/12/2023.
Như vậy, nhân viên của Vĩnh Hoàn vừa được mua cổ phiếu ESOP với giá thấp hơn 86% so với thị trường, vừa được nhận thêm cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%.
Hoạt động kinh doanh gặp khó trong 5 tháng đầu năm 2023
Về hoạt động kinh doanh, trong tháng 5/2023, Vĩnh Hoàn ghi nhận tổng doanh thu 954 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ năm trước.
Xét về cơ cấu doanh thu theo sản phẩm, sản phẩm chủ lực cá tra ghi nhận doanh thu 592 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, nếu xét theo khu vực, doanh thu thị trường Mỹ ghi nhận 373 tỷ đồng, giảm 54% so với cùng kỳ; doanh thu thị trường Trung Quốc ghi nhận 93 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ; doanh thu thị trường châu Âu ghi nhận 142 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ; doanh thu thị trường Việt Nam ghi nhận 224 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ; và doanh thu các thị trường khác ghi nhận 122 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.
Trước đó, trong tháng 4/2023, Vĩnh Hoàn ghi nhận doanh thu 869 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nếu xét doanh thu theo khu vực, doanh thu thị trường Mỹ giảm 69%, về 308 tỷ đồng; doanh thu thị trường Việt Nam giảm 24%, về 203 tỷ đồng; doanh thu thị trường châu Âu giảm 13%, về 128 tỷ đồng; doanh thu thị trường Trung Quốc giảm 13%, về 110 tỷ đồng; và các thị trường khác giảm 6%, về 110 tỷ đồng.
Ngoài ra, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ đạt hơn 3,2 tỷ USD, tiếp tục giảm mạnh gần 30% so với cùng kỳ 2022 và giảm sâu từ 10 - 50% tại tất cả các thị xuất khẩu chính, trong đó thị trường giảm mạnh nhất là thị trường Mỹ hơn 50% so với cùng kỳ, thị trường châu Âu giảm gần 32% và Trung Quốc giảm hơn 25%. Các mặt hàng chính của xuất khẩu thủy sản Việt nam đều giảm 2 con số, cụ thể tôm giảm gần 36%, cá tra giảm gần 40% và cá ngừ giảm hơn 30%.
“Nhiều dự báo cho rằng nhu cầu thủy sản của các thị trường có thể sẽ còn tiếp tục giảm trong quý III/2023 thay vì phục hồi từ quý III như những dự báo trước đây”, VASEP cho biết thêm.
Tạm lỗ 46,9% tổng danh mục đầu tư chứng khoán
Tính tới 31/3/2023, tổng tài sản của Vĩnh Hoàn tăng 0,7% so với đầu năm, lên 11.665,1 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 3.316,6 tỷ đồng, chiếm 28,4% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 2.843,9 tỷ đồng, chiếm 24,4% tổng tài sản; tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn ghi nhận 2.117,6 tỷ đồng, chiếm 18,2% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 2.072,5 tỷ đồng, chiếm 17,8% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Điểm đáng lưu ý, trong danh mục đầu tư cổ phiếu, thời điểm 31/12/2022 đang trích lập dự phòng 76,6 tỷ đồng nhưng tới thời điểm 31/3/2023, Công ty đã trích lập 83,9 tỷ đồng, tăng 7,3 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, danh mục chủ yếu đầu tư 77,4 tỷ đồng cổ phiếu NLG, trích lập dự phòng 32,5 tỷ đồng; đầu tư 57,3 tỷ đồng cổ phiếu DXS, trích lập dự phòng 38,9 tỷ đồng; đầu tư 32,8 tỷ đồng cổ phiếu KBC, trích lập dự phòng 7,7 tỷ đồng; và đầu tư 11,3 tỷ đồng các cổ phiếu khác, trích lập dự phòng 4,7 tỷ đồng.
Như vậy, tại thời điểm cuối quý I/2023, Công ty đang đầu tư 178,8 tỷ đồng vào cổ phiếu, trích lập dự phòng toàn bộ danh mục với giá trị 83,9 tỷ đồng, tương ứng tạm lỗ 46,9% tổng danh mục.
Ngoài ra, tính tới cuối quý đầu năm 2023, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 16,7%, tương ứng tăng thêm 397,7 tỷ đồng, lên 2.786,1 tỷ đồng và chiếm 23,9% tổng nguồn vốn (đầu năm chiếm 20,6% tổng nguồn vốn).
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/7, cổ phiếu VHC tăng 300 đồng lên 71.300 đồng/cổ phiếu.

-
Cảng Đoạn Xá dừng kế hoạch chào bán 21,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Đến cuối năm 2026, Novaland mới đủ nguồn tiền để trả nợ vay và trái phiếu -
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới