Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước đạt 206 tỷ USD, nguồn cung chính từ châu Á
Thế Hải - 14/10/2020 16:11
 
Bộ Công Thương dự kiến tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 đạt 206 tỷ USD, chỉ tăng khoảng 2,6% so với năm 2019, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân 9,4%/năm
do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Sang năm 2020, dự kiến tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 đạt 206 tỷ USD
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, năm 2020, dự kiến tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 đạt 206 tỷ USD

Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành Công Thương năm 2020; giai đoạn 5 năm 2016-2020; kế hoạch cơ cấu lại ngành giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch 2021 cho biết, giai đoạn 2016-2019 tăng trưởng nhập khẩu trung bình của cả nước đạt 11,2%/năm.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, dự kiến tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 2020 đạt 206 tỷ USD, chỉ tăng khoảng 2,6% so với năm 2019.  Tính chung giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân ước  9,4%/năm.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, Việt Nam đang có xu hướng đa dạng hóa thị trường nhập khẩu trong các năm gần đây, tránh tình trạng phụ thuộc nguồn cung vào một vài thị trường nhất định.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung bình tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương và đặc biệt là châu Phi đang có xu hướng tăng nhanh, cao hơn thị trường nhập khẩu truyền thống, có giá trị lớn là châu Á.

Số liệu công bố cho thấy, năm 2019, Việt Nam có 22 thị trường nhập khẩu có kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD, tăng 2 thị trường so với năm 2016, trong đó có tới 13 quốc gia thuộc châu Á, chiếm hơn 78% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Giai đoạn 2016-2019, thị trường châu Á luôn duy trì tỷ trọng trung bình ở mức 81% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam; thị trường châu Mỹ và khu vực thị trường châu Âu duy trì trong khoảng 15-16%; châu Phi và châu Đại Dương thấp hơn, đạt khoảng 2,2%-3%. 

Việc kiểm soát nhập khẩu trong giai đoạn này đã được thực hiện tốt, nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu luôn giữ ở mức dưới 10% kim ngạch nhập khẩu (từ 7,2% kim ngạch nhập khẩu năm 2016 giảm xuống còn 6,8% kim ngạch nhập khẩu năm 2019).

Nhóm hàng cần nhập khẩu chiếm gần 90% kim ngạch nhập khẩu với việc tập trung vào nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị và công nghệ cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, tăng từ 15,53 tỷ USD năm 2011 lên 36,64 tỷ USD năm 2019, tương ứng tăng hơn 2 lần. 

Hoạt động nhập khẩu tiếp tục tập trung vào các địa bàn chiến lược như Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm xấp xỉ 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước qua các thời kỳ).

Trong năm 2019, có 7 địa phương có kim ngạch nhập khẩu trên 10 tỷ USD và luôn ở các vị trí xếp hạng hầu như không thay đổi trong thời kỳ Kế hoạch 2016-2020, trong đó, TP.Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương dẫn đầu cả nước (nhập khẩu tăng từ 38,1 tỷ USD năm 2016 lên 51,3 tỷ USD vào năm 2019 với tỷ trọng xấp xỉ 20% tổng kim ngạch nhập khẩu), tiếp đến là Hà Nội (nhập khẩu tăng từ 25,5 tỷ USD năm 2016 lên 31,7 tỷ USD vào năm 2019 với tỷ trọng xấp xỉ 12-13% tổng kim ngạch nhập khẩu).

Sau Hà Nội, lần lượt là Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hải Dương; có 11 địa phương có kim ngạch nhập khẩu trên 5 tỷ USD (thêm Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Vũng Tàu) và 29 địa phương có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD.

Bộ Công Thương đánh giá, chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu theo địa bàn cho thấy, có sự sụt giảm của Vùng Đông Nam Bộ so với các địa bàn khác (mặc dù vẫn tiếp tục là vùng có quy mô nhập khẩu lớn nhất cả nước nhưng tỷ trọng nhập khẩu giảm từ 42,96% xuống còn 38,96% vào năm 2019).

Trong khi đó, các vùng khác (Vùng đồng bằng sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung) có sự gia tăng về tỷ trọng nhập khẩu trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhờ duy trì và củng cố được tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao trong toàn thời kỳ.

Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2021 tăng khoảng 6,7%, ngành Công Thương đặt mục tiêu: 
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng từ 8-9% so với năm 2020.
- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP năm 2021 đạt khoảng 24,74% GDP.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 5% so với năm 2020.
- Cán cân thương mại tiếp tục duy trì vị thế xuất siêu, với mức thặng dư thương mại tương đương năm 2020.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2021 đạt khoảng 5.384 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 8% so với năm 2020
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư