
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
![]() |
857,1 triệu USD đã được chi để nhập khẩu trái cây tươi, rau củ từ thị trường Thái Lan trong năm 2017. Với tốc độ nhập khẩu tăng mạnh như hiện nay, năm 2018, chi nhập khẩu từ thị trường này sẽ vượt 1 tỷ USD |
1,55 tỷ USD là lượng ngoại tệ đã được chi đế nhập khẩu các loại trái cây như táo, cam, lê, kiwi, cherry, măng cụt, sầu riêng…từ các thị trường Thái Lan, Hoa Kỳ, New Zealand... trong năm 2017.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2017 là năm có mức chi nhập khẩu rau củ quả lớn nhất từ trước tới nay. Cụ thể, chi nhập khẩu rau quả năm của nước ta tăng 67,2% so với năm 2016, đạt khoảng 1,55 tỷ USD.
Rau, củ, trái cây tươi nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, ngoài ra còn để tái xuất khẩu sang các nước khác
Trong năm 2017, các doanh nghiệp chủ yếu là nhãn, măng cụt, sầu riêng, bòn bon, mít, me, phong lan từ Thái Lan; táo, cam, lê, kiwi, cherry từ New Zealand, Australia, Hoa Kỳ; cam, quýt, nho, lê, táo từ Trung Quốc, ...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, rau quả Việt Nam nhập khẩu từ khá nhiều thị trường trên thế giới nhưng tập trung kim ngạch lớn nhất ở khu vực thị trường châu Á.
Thái Lan đã vượt qua Trung Quốc trong những năm gần đây để trở thành nhà cung cấp trái cây hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu năm 2017 từ thị trường này đạt khoảng 857,1 triệu USD, tăng 109,0% so với năm 2016.
Thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam là Trung Quốc, kim ngạch đạt 294,6 triệu USD, tăng 34,3%.
Bên cạnh đó, Việt Nam nhập khẩu rau quả từ một số nước như Hoa Kỳ đạt khoảng 105,96 triệu USD, tăng 24,4%; Australia đạt 68,2 triệu USD, tăng 61,4%; Myanmar đạt 33,5 triệu USD, giảm 19,9%; New Zealand đạt 31,0 triệu USD, tăng 41,6%; Ấn Độ đạt 20,9 triệu USD, tăng 82,2%; Hàn Quốc đạt 15,5 triệu USD, tăng 63,2%; Nam Phi đạt 13 triệu USD, tăng 24,5%, ...
Hiện có 14 nước được phép xuất khẩu trái cây tươi vào Việt Nam gồm: Ấn Độ (1 loại), Argentina (4 loại), Canada (2 loại), Chile (4 loại), Hàn Quốc (3 loại), Hoa Kỳ (4 loại), Mexico (1 loại), Nam Phi (3 loại), New Zealand (8 loại), Peru (4 loại), Philippines (1 loại), Thái Lan (24 loại), Trung Quốc (4 loại), Australia (38 loại).
Với tốc độ tăng nhập khẩu rau quả các loại như năm qua, đặc biệt với thị trường Thái Lan với mức tăng trên 100% và sẽ sớm vượt con số 1 tỷ USD.

-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower