Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 27 tháng 12 năm 2024,
Nhập siêu từ khu vực Đông Nam Á lên tới 5,9 tỷ USD chủ yếu là do mặt hàng xăng dầu
Thế Hải - 16/01/2018 09:34
 
Năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với khu vực Đông Nam Á ước đạt 49,4 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2016, trong đó, nhập siêu của Việt Nam từ khu vực nàu đạt 5,9 tỷ USD, chủ yếu là do nhập khẩu xăng dầu.
Năm 2017, Việt Nam nhập siêu từ khu vực Đông Nam Á 5,9 tỷ USD, trong đó mặt hàng xăng dầu có kim ngạch nhập khẩu lớn từ các thị trường Singapore và Malaysia.
Năm 2017, Việt Nam nhập siêu từ khu vực Đông Nam Á 5,9 tỷ USD, trong đó nhập siêu từ Singapore và Malaysia tăng chủ yếu là do chi lớn để nhập khẩu mặt hàng xăng dầu.

Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với khu vực Đông Nam Á ước đạt 49,4 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2016.

Trong đó, nhập siêu của Việt Nam từ khu vực Đông Nam Á dù giảm 9,5% so với năm 2016, nhưng vẫn đạt giá trị 5,9 tỷ USD..

Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Đông Nam Á ước đạt 21,7 tỷ USD, tăng 10,4% so với năm 2016.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đông Nam Á  đạt 27,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2016, chủ yếu từ các thị trường Thái Lan, Indonesia, Singapore...

Cụ thể, trong năm 2017, kim ngạch nhập khẩu từ Thái Lan ước đạt 10,3 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2016.

Các mặt hàng góp phần vào tăng trưởng nhập khẩu từ Thái Lan gồm có: máy móc thiết bị và dụng cụ (ước đạt 944 triệu USD, tăng 16,2%), xăng dầu các loại (ước đạt 910 triệu USD, tăng 40%), hàng rau quả (866 triệu USD, tăng 111%, khoảng 96% được tái xuất khẩu sang Trung Quốc), chất dẻo nguyên liệu (639 triệu USD, tăng 18,7%), máy tính và linh kiện (621 triệu USD, tăng 56%), hóa chất (372 triệu USD, tăng 45%).

Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Malaysia ước đạt 5,7 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016, với các mặt hàng chính như xăng dầu (ước đạt 1,18 tỷ USD, giảm 3% so với năm 2016), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1,10 tỷ USD, tăng 14%), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (ước đạt 643 triệu USD, tăng 50%), dầu mỡ động thực vật (471 triệu USD, tăng 11%)...

Nhìn chung, các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao từ Malaysia đều thuộc nhóm hàng cần nhập khẩu. Việt Nam vẫn nhập siêu từ Malaysia, nhập siêu năm 2017 ước đạt 1,4 tỷ USD, giảm 21,1%.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2016.

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là xăng dầu các loại (ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 37,2% và chiếm 42% tổng kim ngạch nhập khẩu ), sản phẩm từ dầu mỏ khác (ước đạt 241 triệu USD, tăng 14%), sản phẩm hóa chất (ước đạt 203 triệu USD, tăng 30%), chất dẻo nguyên liệu (ước đạt 293 triệu USD, tăng 16%), mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh (ước đạt 220 triệu USD, tăng 22%).

Bộ Công Thương cho biết, nhập siêu của Việt Nam từ Singapore phụ thuộc khá lớn vào mặt hàng xăng dầu (chiếm 42%).

Với thị trường Campuchia, trong năm 2017, nước ta nhập khẩu hàng hóa từ Campuchia ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 41,4% so với năm 2016.

Kim ngạch nhập khẩu từ Campuchia tăng chủ yếu thể hiện ở các mặt hàng như gỗ và sản phẩm gỗ (đạt 216,7 triệu USD, tăng 18,6%), điều (đạt 183,8 triệu USD, tăng 60,4%), cao su (đạt 131,5 triệu USD, tăng 57,5%).

Lo ngại khi nhập siêu từ Hàn Quốc tăng nhanh
Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc, trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Điều này cho thấy, Hiệp định Thương mại tự do Việt...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư