
-
Giá dầu giảm mạnh khi OPEC+ tuyên bố tiếp tục tăng sản lượng
-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh
-
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ
-
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025
-
Giới tài chính thở phào khi Tổng thống Trump ngừng gây sức ép lên Fed và IMF -
Yahoo muốn mua lại Chrome nếu Google buộc phải bán
![]() |
Cả bốn chỉ số kinh tế Nhật Bản đều sụt giảm trong quý I/2024. Nguồn: LSEG, Văn phòng Nội các Nhật Bản |
Dữ liệu được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố hôm 10/6 cho thấy GDP của Nhật Bản trong quý I/2024 giảm 1,8% sau điều chỉnh, so với cùng kỳ năm trước và đây là mức giảm ít hơn so với dự báo giảm trung bình 1,9% của các nhà kinh tế và mức giảm 2,0% trong ước tính sơ bộ.
So với quý liền kề trước đó, GDP quý I sau điều chỉnh của Nhật Bản giảm 0,5%, không thay đổi so với số liệu ban đầu được công bố vào tháng trước.
Các nhà phân tích trước đó dự đoán nền kinh tế Nhật Bản sẽ chạm đáy trong quý I/2024, mặc dù đồng yên suy yếu và sự gián đoạn ở các nhà máy sản xuất ô tô lớn vẫn tiếp tục che mờ triển vọng tăng trưởng của quý này.
Ông Kohei Okazaki, nhà kinh tế cấp cao tại Nomura Securities, cho rằng: "Số liệu GDP sau điều chỉnh sẽ thôi thúc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng lãi suất trong tương lai vì cơ quan này có thể nhận thấy đầu tư vốn đang tăng lên dù chỉ một chút".
Số liệu GDP quý I sau điều chỉnh đã nhen nhóm hy vọng cho các nhà đầu tư rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ thảo luận về việc cắt giảm mua vào trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) trong cuộc họp đánh giá chính sách tuần này, như một phần trong nỗ lực nới lỏng kích thích tiền tệ nhằm hạn chế sự suy yếu của đồng yên.
Họ đang tìm kiếm manh mối về thời điểm tăng lãi suất tiếp theo của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Trước đó, vào tháng 3/2024 cơ quan này đã tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007, đặt dấu chấm hết cho kỷ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.
Ông Okazaki cho biết: "Chúng tôi có thể nói rằng chi tiêu vốn đã tăng lên trong nửa sau của năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2024… điều kiện vốn đầu tư hiện nay là sự cứu trợ nhưng chúng tôi vẫn phải thận trọng về triển vọng".
"Chúng tôi có thể vẫn duy trì quan điểm rằng tiêu dùng đang trên đà phục hồi do việc tăng lương kỷ lục đã được thống nhất tại các cuộc đàm phán lao động hàng năm (đã diễn ra vào mùa xuân - BTV) và cắt giảm thuế thu nhập bắt đầu từ tháng 6", ông Okazaki nói thêm.
Tiêu dùng cá nhân, vốn chiếm hơn một nửa nền kinh tế Nhật Bản, đã giảm 0,7% trong quý I/2024. Như vậy, mức tiêu dùng này không thay đổi so với ước tính sơ bộ do chi phí sinh hoạt tăng cao gây áp lực lên tài chính hộ gia đình, nhưng nó đánh dấu quý suy giảm thứ tư liên tiếp.
Trong khi đó, nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu), được tính bằng xuất khẩu trừ nhập khẩu, đã làm giảm 0,4 điểm phần trăm trong GDP quý I của Nhật Bản, còn nhu cầu trong nước giảm 0,1 điểm phần trăm, theo dữ liệu của Nội các Nhật Bản.

-
Mỹ bỏ quy tắc miễn trừ "de minimis", Temu buộc thay đổi mô hình kinh doanh -
Mỹ: Báo cáo việc làm tốt hơn mong đợi, ông Trump kêu gọi Fed nhanh chóng giảm lãi suất -
Trung Quốc nói đang cân nhắc khả năng đàm phán thương mại với Mỹ -
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng âm trong quý I/2025 -
Eurozone tăng trưởng 0,4% trong quý I/2025 -
Campuchia gia nhập đường đua xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc -
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới