
-
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
-
PTSC lên kế hoạch lãi năm 2025 giảm 37,8%, về 780 tỷ đồng
-
Bảo hiểm BIDV (BIC) bầu Chủ tịch và CEO mới, sắp tăng vốn lên 2.020 tỷ đồng
-
Quý I/2025, Nguyên liệu Á Châu AIG ghi nhận lãi tăng 17,6%, lên 252,81 tỷ đồng
-
Không còn doanh thu bất động sản, lãi quý I/2025 của Hà Đô giảm 21,7% -
TTC AgriS: Kết quả kinh doanh quý III niên độ 2024-2025 tiếp tục tăng trưởng, cổ phiếu vượt đỉnh 3 năm
Cụ thể, Ban lãnh đạo Nhiệt điện Hải Phòng vừa đưa ra ước tính kết quả kinh doanh trong tháng 1 và tháng 2/2023. Trong đó, Công ty ước tính sản lượng điện sản xuất đạt 868 triệu kWh, doanh thu sản xuất điện đạt 1.527 tỷ đồng và lợi nhuận sản xuất điện trước thuế là lỗ 20 tỷ đồng.
Sau 6 quý có lãi, Nhiệt điện Hải Phòng đã lỗ trở lại trong quý IV/2022
Trước đó, trong quý IV/2022, Nhiệt điện Hải Phòng ghi nhận doanh thu đạt 2.238,15 tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 7,55 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 272,27 tỷ đồng, tức giảm 279,82 tỷ đồng so với cùng kỳ. Trong đó, đáng chú ý biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 15% về chỉ còn 1,9%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 87,4% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 291,64 tỷ đồng về 41,96 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 48,9%, tương ứng tăng thêm 2,16 tỷ đồng lên 6,58 tỷ đồng; chi phí tài chính giảm 47,8%, tương ứng giảm 15,28 tỷ đồng về 16,72 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 89,8%, tương ứng tăng thêm 18,34 tỷ đồng lên 38,77 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Nhiệt điện Hải Phòng cho rằng nguyên nhân lỗ trong quý IV/2022 do sản lượng hợp đồng Qc giao thấp do đó doanh thu từ Qc không đủ bù đắp chi phí cố định. Bên cạnh đó, tổ máy số 4 đại tu do đó sản lượng phát tăng thêm không nhiều nên Công ty không có nhiều lợi nhuận từ thị trường.
Được biết, quý lỗ gần nhất của Nhiệt điện Hải Phòng là quý I/2021 khi ghi nhận lỗ 11,21 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 quý liên tiếp có lãi liên tiếp, Nhiệt điện Hải Phòng lại quay lại lỗ trong quý cuối của năm 2022.
Hoàn thành 100,8% kế hoạch lợi nhuận năm 2022
Luỹ kế trong năm 2022, Nhiệt điện Hải Phòng ghi nhận doanh thu đạt 10.510,92 tỷ đồng, tăng 16,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 570,84 tỷ đồng, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2022, Nhiệt điện Hải Phòng đặt kế hoạch doanh thu 10.574,8 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 596,3 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 600,92 tỷ đồng, Công ty hoàn thành 100,8% kế hoạch năm.
Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Nhiệt điện Hải Phòng giảm 5,5% so với đầu năm về 8.219,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản cố định ghi nhận 4.615,2 tỷ đồng, chiếm 56,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 2.314,1 tỷ đồng, chiếm 28,2% tổng tài sản và các khoản mục khác.
Trong kỳ, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 31% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 548 tỷ đồng lên 2.314,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính tới cuối năm 2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn giảm 39,8% so với đầu năm, tương ứng giảm 779,9 tỷ đồng về 1.177,4 tỷ đồng, chiếm 14,3% tổng nguồn vốn.
Khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhiệt điện Hải Phòng bị truy thu và xử phạt hơn 1,78 tỷ đồng
Nhiệt điện Hải Phòng đã có hành vi kê khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI, vi phạm tại điều 142 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.
Trong đó, Nhiệt điện Hải Phòng sẽ bị truy thu và xử phạt vi phạm hành chính là 1.784.599.074 đồng.
Theo tìm hiểu, năm 2002, thành lập Công ty cổ phần có vốn của doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Cụ thể, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng được thành lập ngày 17/9/2002 để đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng.
Trong năm 2011 nhà máy 1 đã đi vào vận hành thương mại, năm 2013, nhà máy 2 tiếp tục đi vào hoạt động, tổng công suất của Nhiệt điện Hải Phòng lên tới 1.200 MW, sản lượng điện sản xuất hàng năm ước tính trên 7,2 tỷ KWh.
Tính tới 30/6/2022, Nhiệt điện Hải Phòng có hai cổ đông lớn là Tổng Công ty Phát điện 2 – CTCP sở hữu 51% vốn điều lệ; CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC – sàn HoSE) sở hữu 25,97% vốn điều lệ và còn lại 23,03% vốn điều lệ thuộc về nhóm cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/3, cổ phiếu HND đóng cửa giá tham chiếu 14.100 đồng/cổ phiếu.

-
PTSC lên kế hoạch lãi năm 2025 giảm 37,8%, về 780 tỷ đồng -
Một doanh nghiệp lên kế hoạch chia cổ tức đến 435% -
ĐHĐCĐ Địa ốc Hoàng Quân: Huy động 500 tỷ đồng để hoán đổi nợ -
Nhà Khang Điền thay đổi Kế toán trưởng, người được bổ nhiệm từ năm 2020 -
Đầu tư Thương mại SMC lên kế hoạch lãi 30 tỷ đồng và đổi trụ sở chính -
Bảo hiểm BIDV (BIC) bầu Chủ tịch và CEO mới, sắp tăng vốn lên 2.020 tỷ đồng -
Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai ngắt chuỗi 3 năm lỗ gộp
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM