Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Nhiều chợ truyền thống ngưng hoạt động, tiểu thương dọn sạp lên “chợ online”
Hồng Phúc - 05/07/2021 18:35
 
Có hơn 100 chợ truyền thống tại TP.HCM đang ngưng hoạt động nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch. Ban quản lý chợ, tiểu thương đã chọn cách thông tin qua các trang mạng xã hội để bán hàng.

Hôm nay (5/7) là ngày đầu tiên chợ Phùng Hưng, quận 5 phải tạm ngừng hoạt động để phun khử khuẩn toàn bộ khu vực chợ. 

Ban quản lý đã cập nhật thêm thông tin này qua trang Facebook của chợ, đồng thời cập nhật những hình ảnh phun khử khuẩn vào lúc 4 giờ sáng. 

Các hộ dân cư và thương nhân trong chợ đã được lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19. 

Từ ngày 28/6 (khi chưa tạm ngừng hoạt động- PV), Ban quản lý chợ Phùng Hưng đã có kế hoạch và đăng tải thông tin về việc vận động toàn bộ thương nhân, khách hàng mua bán các loại hàng hoá thực phẩm bằng hình thức online.

Theo đó, người tiêu dùng có thể đặt hàng qua số điện thoại của thương nhân, số điện thoại Ban quản lý chợ. Tất cả các số điện thoại này đều được công khai.

Sau khi đặt, khách hàng có thể chọn hình thức giao hàng qua các ứng dụng giao hàng hiện có hoặc chọn xe ôm tại chợ (đều có tên, số điện thoại cụ thể). 

.
Khi chợ chưa tạm ngừng hoạt động, Ban quản lý chợ Phùng Hưng, quận 5 đã có kế hoạch và đăng tải thông tin về việc vận động toàn bộ thương nhân, khách hàng mua bán các loại hàng hoá thực phẩm bằng hình thức online.

Nhiều thương nhân đã chia sẻ thông tin này của Ban quản lý và có người cho rằng, đây là cách làm hay, thích ứng được với tình thế hiện nay. 

Đã có hơn 100 thương nhân ở hầu hết các ngành hàng như rau, gia vị, trái cây, thuỷ hải sản,…và 17 xe ôm đăng ký tham gia “chợ truyền thống online” này.

Ngoài cách làm trên của chợ Phùng Hưng, nhiều thương nhân trong các chợ truyền thống khác trên địa bàn Thành phố còn chủ động nhắn tin cho khách quen, rao bán hàng hoá qua các hội nhóm trên mạng xã hội,…

Đây đều là giải pháp ứng phó kịp thời nhằm duy trì dòng tiền và có thể trở thành xu hướng mới, giúp tiểu thương kinh doanh hiệu quả hơn nếu được vận hành theo phương thức bài bản. 

Bùi Hải Nam, đồng sáng lập Sổ bán hàng cho rằng, các tiểu thương đang bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch và khả năng cạnh tranh giảm sút.

Nếu không thể duy trì các đơn hàng mỗi ngày như thường lệ, dòng tiền của họ sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức.

“Sức khoẻ” tài chính yếu trở thành yếu tố buộc không ít tiểu thương tìm đến các nền tảng cho vay nóng, lãi cao.

Nhằm góp phần không để tình trạng này xảy ra, Bùi Hải Nam và đội ngũ Jamalex Finan đã xây dựng nền tảng Sổ bán hàng, giúp người dùng có thể mở cửa hàng online, chủ động thu hút khách hàng, tăng doanh số và thu tiền theo phương thức mình muốn. 

.

Sở Công thương TP.HCM đang xây dựng phương án mẫu để triển khai, hướng dẫn các chợ thực hiện nhằm sớm đưa các chợ hoạt động trở lại, phục vụ nhu cầu người dân, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các tiểu thương (Ảnh minh hoạ: Q.T).

Sổ bán hàng được lý giải nôm na là một chợ truyền thống online (vì quy tụ từ sạp rau đến sạp cá, sạp thịt, sạp gia vị,…) và có cũng cấp thêm một số công cụ hữu ích mà khi ở trong chợ truyền thống offline, các tiểu thương không có. Đó là chủ động tiếp cận khách hàng, tự động ghi nợ, nhắc nhở thanh toán, ghi lại các giao dịch thu chi,..

Cụ thể, thay vì phải mở cửa hàng, tiểu thương có thể dùng Sổ bán hàng mở cửa hàng online cho riêng mình và đăng các sản phẩm lên website. Khách hàng có thể tự vào website và đặt đơn. 

Sau đó tiểu thương có thể chủ động giao hàng cho các khách hàng trung khu vực và thu tiền tận nơi mà không cần tốn phí cho các dịch vụ vận chuyển thương mại điện tử phức tạp, kéo giảm tỷ lệ lãi.

Ngoài việc tiểu thương mở cửa hàng online, đăng bán sản phẩm và quản lí đơn hàng, trong điện thoại di động, Sổ bán hàng còn có thể giúp họ ghi nợ nếu khách mua chịu, tự động nhắc nhở khách thanh toán qua sms, ghi lại các giao dịch thu chi trên điện thoại thay vì cuối ngày mất công ngồi kiểm kê lãi lỗ. 

Theo Báo cáo nhanh tình hình thị trường ngày 5/7, Sở Công thương TP.HCM cho biết, sức mua tại hệ thống các chợ trên địa bàn giảm 10-20% so với hôm 4/7 (2 hôm trước là cuối tuần, người dân đã mua sắm hàng hoá cho cả tuần) và giảm khoảng 30-60% so với ngày thường trước dịch.

Hôm qua, Sở Công thương Thành phố đã tổ chức đoàn công tác kiểm tra tại các chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động khu vực quận 1, quận 3 và quận Bình Thạnh.

Đồng thời qua đó, rà soát, đánh giá nhằm đưa các chợ hoạt động trở lại, phục vụ nhu cầu người dân, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các tiểu thương.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, đa số các chợ đều gặp lúng túng trong việc xây dựng phương án khắc phục nên Sở Công thương đang xây dựng phương án mẫu để triển khai hướng dẫn các chợ thực hiện.

TP.HCM dừng hoạt động sạp hàng không thiết yếu tại các chợ truyền thống
Sở Công thương TP.HCM đã có công văn hỏa tốc về việc tăng cường các biện pháp ứng phó khẩn cấp trong công tác phòng, chống Covid-19 đối với...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư