-
Tổng giám đốc FLC Stone từ nhiệm -
Cổ phiếu HTL lên đỉnh 7 năm khi tăng cổ tức từ 20% lên 65% -
Thêm 2 công ty chứng khoán bị phạt hàng trăm triệu đồng -
VN-Index quay đầu giảm nhẹ sau 4 phiên tăng liên tiếp -
Dùng dằng thoái vốn nhà nước tại Bidiphar -
VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp, lên 1.288 điểm
Áp lực bán tăng lên ở phiên chiều |
Sự cố chập chờn kéo tăng lực bán phiên chiều
Bước sang phiên giao dịch ngày 6/3, diễn biến thị trường vẫn tỏ ra tương đối tích cực khi một số cổ phiếu vốn hóa lớn bật tăng và kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Trước đó, VN-Index đã phá kháng cự 1.264-1.267 điểm trong phiên 5/3 thành công và đóng cửa tiệm cận vùng 1.270 điểm. Tuy nhiên, Thanh khoản thấp hơn phiên trước do sự thận trọng của nhà đầu tư khi thị trường không lan toả đều tăng trưởng.
Ở phiên 6/3, cổ phiếu “họ” Vin có biến động mạnh khi tăng khoảng hơn 3% lên mức cao nhất 46.850 đồng/cp, SAB cũng có lúc leo lên mức 61.800 đồng/cp, tương ứng mức tăng gần 5%.
Tuy nhiên, tương tự như các lần trước đó, khi thị trường kéo “trụ”, đặc biệt là các “trụ” như “họ” Vin hay SAB thì lực bán lại tăng mạnh ở các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, chính điều này khiến các chỉ số chỉ biến động hẹp quanh mốc tham chiếu ở phần lớn thời gian của phiên sáng.
Áp lực bán dâng cao vào cuối phiên sáng đã kéo đa phần các nhóm ngành cổ phiếu xuống dưới mốc tham chiếu. Điểm đáng chú ý của thị trường diễn ra ở phiên chiều.
Nhà đầu tư từ nhiều công ty chứng khoán phản ánh lệnh giao dịch vào sàn HoSE bị chậm phiên giao dịch chiều ngày 6/3. Một số công ty chứng khoán đã gửi thông báo tới các nhà đầu tư về việc lệnh giao dịch vào HoSE bị chậm. VPS cho biết từ thời điểm 13h30 phiên giao dịch chiều ngày 6/3/2024, lệnh giao dịch vào HOSE bị chậm nên có thể ảnh hưởng đến việc đặt, huỷ lệnh của nhà đầu tư. Còn theo Chứng khoán Techcombank (TCBS), các giao dịch đặt lệnh, hủy, sửa lệnh trên sàn HOSE đang tạm gián đoạn. Việc không thể đặt lệnh, huỷ lệnh hoặc sửa lệnh trong phiên chiều 6/3 cũng đã được nhiều nhà đầu tư phản ánh.
Thông tin trong chiều nay, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cho biết kết nối từ hệ thống của một số công ty chứng khoán đến hệ thống của Sở GDCK TP.HCM có hiện tượng chập chờn vào đầu phiên giao dịch chiều ngày 06/3/2024. Qua phiên giao dịch ATC, việc kết nối đã ổn định. Sở đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống (Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT) để kiểm tra, xác định nguyên nhân.
Trong bối cảnh giao dịch gặp sự cố chập chờn, áp lực bán có thời điểm dâng lên rất cao và kéo hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu giảm sâu đặc biệt là các cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Dù vậy, lực cầu khá khỏe và giúp sự hồi phục diễn ra vào cuối phiên, phần nào thu hẹp đà giảm của các chỉ số.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 7,25 điểm (-0,57%) xuống 1.262,73 điểm. Toàn sàn có 130 mã tăng, 356 mã giảm và 67 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,9 điểm (-0,8%) xuống 235,45 điểm. Toàn sàn có 63 mã tăng, 115 mã giảm và 65 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,54 điểm (-0,59%) xuống 91,24 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức tương đương với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch đạt 1.063 triệu cổ phiếu, trị giá 24.897,8 tỷ đồng, tăng 2% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1.7835 tỷ đồng. Ở sàn HNX, tổng khối lượng giao dịch đạt 109 triệu cổ phiếu, trị giá 2.234 tỷ đồng.
Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, tổng số lệnh của toàn thị trường phiên giao dịch ngày 06/3/2024 là 1.177.809 lệnh (bình quân của 10 phiên giao dịch liền trước: 1.142.638 lệnh).
Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ giảm sâu, HQC tăng trần và đứng đầu về thanh khoản
Ở nhóm bất động sản, DIG phiên hôm nay giảm đến 2,5%. Tương tự, PDR giảm 2,2%, NVL giảm 2,3%... Trong khi đó, NLG đi ngược xu hướng điều chỉnh của thị trường chung và bật tăng 1,3%. Diễn biến tương tự cũng xảy ra với nhóm thép. HSG giảm đến 2,3%, HPG giảm 1,1%, trong khi NKG giảm nhẹ 0,2%, TLH đi ngược khi tăng 2,7%.
Nhóm chứng khoán cũng ghi nhận một số sự phân hóa, trong khi sắc đỏ bao trùm các mã như VDS, SHS, TCI, VIX, VND... thì những cái tên như CTS, BVS, DSC.. lại giữ được mức tăng rất mạnh, BVS thậm chí còn được kéo lên mức giá trần 31.900 đồng/cp.
Tại nhóm vốn hóa lớn, SAB, MSN, GAS, TCB hay BCM đóng vai trò trụ đỡ giúp hãm đà giảm của VN-Index. Trong đó, SAB chốt phiên tăng 4,1% và đóng góp 0,76% cho VN-Index. GAS tăng 1,4% và đóng góp 0,62%. TCB tăng 1,3%, đóng góp 0,48%.
Ở chiều ngược lại, GVR điều chỉnh giảm 2,7% và là cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi 0,79 điểm. VPB giảm 1,8% và lấy đi 0,68%...
Xét về thanh khoản, khối lượng giao dịch cổ phiếu của Địa ốc Hoàng Quân (HQC) phiên hôm nay đứng đầu danh sách khớp lệnh toàn thị trường với gần 46 triệu đơn vị. Chốt phiên, HQC tăng trần lên mức 4.570 đồng/cp. Tiếp sau đó, GEX và NVL khớp lệnh lần lượt 37 triệu cổ phiếu và 35,8 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng khoảng 239 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, VHM bị bán ròng mạnh nhất với 216 tỷ đồng. VIX đứng sau với giá trị bán ròng 116 tỷ đồng. Trong khi đó, NLG được mua ròng mạnh nhất với 85 tỷ đồng. SSI và CTG được mua ròng lần lượt 73 tỷ đồng và 71 tỷ đồng.
-
VN-Index quay đầu giảm nhẹ sau 4 phiên tăng liên tiếp -
Vinhomes sẽ mua 370 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 23/10 -
Dùng dằng thoái vốn nhà nước tại Bidiphar -
Loạt quỹ đầu tư cổ phiếu chiến thắng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
Ngân sách nhà nước chi 306.128 tỷ đồng cho giáo dục, đào tạo -
VN-Index tăng phiên thứ tư liên tiếp, lên 1.288 điểm
-
1 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
2 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
3 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
4 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm