
-
Vi phạm hàng loạt quy định, Chứng khoán Việt (Viseco) bị phạt gần 1,2 tỷ đồng
-
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt
-
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL
-
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản
-
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan
VN-Index tiếp tục thẳng tiến vượt 1.242 dể dàng trong phiên 28/2. Thanh khoản duy trì ở mức cao và khớp lệnh thị trường đạt 23.600 tỷ đồng, trong đó riêng giao dịch tại HoSE đã chiếm 21.000 tỷ đồng. Bước sang phiên giao dịch ngày 29/2, sự hưng phấn tiếp diễn và VN-Index có lúc vượt qua ngưỡng 1.260 điểm.
Tuy nhiên, đà hưng phấn của thị trường không duy trì được lâu khi áp lực nhanh chóng dâng cao và khiến hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu đảo chiều, các chỉ số vì thế cũng lùi xuống dưới mốc tham chiếu.
Trong phiên chiều, VN-Index đa phần biến động ở dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, áp lực bán không quá “rát” nên giúp thị trường không xảy ra tình trạng giảm sâu.
Áp lực mạnh hôm nay đến từ một số cổ phiếu vốn hoá lớn. Ở nhóm “họ” Vin, VHM giảm 2,3% và lấy đi của VN-Index 1,07 điểm. VRE và VIC giảm lần lượt 4,7% và 1,3%, số điểm lấy đi của hai cổ phiếu này lần lượt là 0,73 điểm và 0,56 điểm.
Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng ghi nhận một số cổ phiếu điều chỉnh tương đối. Trong đó, BID giảm 1,7% và là nhân tố lớn nhất tác động xấu đến VN-Index, BID lấy đi của chỉ số này 1,26 điểm. CTG giảm 1,1%, MBB giảm 1%...
Phiên hôm nay trùng với thời điểm quỹ mô phỏng chỉ số MSCI Frontier Market Index cơ cấu danh mục đầu tư. Trong đó, 3 mã cồ phiếu Việt được thêm mới là NKG, FTS và SJS. Đồng thời MSCI Frontier Markets Index không loại mã nào của Việt Nam khỏi rổ trong khi loại 9 cổ phiếu từ Nigeria và 2 của thị trường Oman. Nhờ động thái này, FTS vào phiên ATC nhận được lực cầu đột biến từ đó kéo cổ phiếu lên mức giá trần.
Trong khi đó, SJS tăng nhẹ 0,8% còn NKG giảm 0,8%. Bên cạnh NKG, một cổ phiếu ngành thép khác là HSG cũng giảm 0,7%. Diễn biến này là khá bất ngờ khi cổ phiếu đầu ngành thép là HPG lại tăng 1,3% và tiếp tục khớp lệnh 33,6 triệu đơn vị. Hôm nay cũng là ngày lượng cổ phiếu HPG khổng lồ (87 triệu cổ phiếu) về tài khoản nhà đầu tư.
HPG là cổ phiếu đóng góp lớn thứ 2 cho VN-Index với 0,57 điểm. Trong khi đó, MSN đóng góp nhiều nhất với 0,74 điểm. Chốt phiên, MSN tăng 3,1%.
Bên cạnh FTS, các cổ phiếu chứng khoán khác cũng có biến động tích cực. SSI tăng 2,5% và khớp lệnh 43 triệu đơn vị. BVS tăng 4,2%, VDS tăng 3,1%, CTS tăng 1,9%. Trái lại, HCM gây bấy ngờ khi giảm mạnh 1,9% và khớp lệnh 16,3 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại bán ròng đến gần 3,5 triệu đơn vị.
Dòng tiền cũng tập trung khá tốt vào các cổ phiếu bất động sản, trong đó, KDH được kéo lên mức giá trần và khớp lệnh 13,9 triệu đơn vị. NLG tăng 3,7%, DXG tăng 1,1%, DIG tăng 1,5%...
Nhóm bán lẻ vẫn ghi nhận đà tăng khủng khiếp của FRT với mức tăng 6,4% lên 145.000 đồng/cp. Bên cạnh đó, MWG cũng tăng 2% sau thông tin CDH Investments, một trong những quỹ đầu tư tài sản thay thế (phi truyền thống) lớn nhất Trung Quốc, được cho là đang đàm phán để mua cổ phần thiểu số của Bách Hóa Xanh (BHX).
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 1,82 điểm (-0,15%) xuống 1.252,73 điểm. Toàn sàn có 214 mã tăng, 262 mã giảm và 80 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,29 điểm (0,12%) lên 235,46 điểm. Toàn sàn có 65 mã tăng, 83 mã giảm và 94 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (0,09%) lên 90,63 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn HoSE đạt gần 1,1 tỷ cổ phiếu, trị giá 26.137 tỷ đồng, tăng 15% so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1.715 tỷ đồng. Ở sàn HNX, khối lượng giao dịch đạt 109,4 triệu cổ phiếu, trị giá 2.160 tỷ đồng.
SSI đứng đầu về khối lượng khớp lệnh toàn thị trường với 43,2 triệu cổ phiếu. VIX và HPG khớp lệnh lần lượt 36,5 triệu cổ phiếu và 33,6 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại phiên hôm nay bán ròng tổng cộng hơn 400 tỷ đồng, trong đó, dòng vốn này bán ròng mạnh nhất VHM với 211 tỷ đồng. VRE bị bán ròng 172 tỷ đồng. VNM và HCM bị bán ròng lần lượt 116 tỷ đồng và 98 tỷ đồng. Trong khi đó, dòng vốn này mua ròng mạnh nhất mã SSI với 179 tỷ đồng. HPG và NLG được mua ròng lần lượt 91 tỷ đồng và 56 tỷ đồng.

-
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản -
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan -
“Việt Nam là hình mẫu trong khu vực ASEAN về cải cách phi thuế quan” -
Chính sách tài khóa năm 2025: Tiếp tục tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế -
Thị trường chứng khoán biến động: Giữ tiền, bắt đáy hay chờ thời? -
ĐHCĐ F88: Mục tiêu lợi nhuận tăng 50%, lên sàn UPCoM quý III/2025
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách