
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
![]() |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/7, VN-Index giảm 56,34 điểm (tương đương giảm 3,99%) xuống 1.354,79 điểm; HNX-Index giảm 9,25 điểm (tương đương 2,82%) xuống 318,51 điểm; VN30 giảm 68,99 điểm (tương đương 4,43%) xuống 1.488 điểm.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu "vua" đã giảm mạnh trong những phút cuối phiên chiều ngày 6/7.
Trong 26 cổ phiếu ngân hàng, chỉ có 4 mã tăng giá trong phiên chiều hôm nay là SGB của SaigonBank, KLB của Kienlongbank, BAB của BacA Bank, VIB và một mã đứng im là VBB của VietBank.
Cụ thể, KLB tăng 1,5%, BAB tăng 1,2%, SGB tăng 1% và VIB tăng 0,6%, với mức giá kết phiên ngày 6/7 lần lượt: 26.400 đồng/cổ phiếu; 26.300 đồng/cổ phiếu; 20.200 đồng/cổ phiếu và VIB đạt 50.500 đồng/cổ phiếu.
Các cổ phiếu ngân hàng còn lại bất ngờ rớt mạnh, nhất là với 8 cổ phiếu "vua" đang niêm yết trên HoSE giảm kịch sàn như: TPB, MBB, LPB, OCB, CTG, TCB, STB, MSB đạt mức giá lần lượt 36.550 đồng; 40.100 đồng; 29.550 đồng; 48.500 đồng; 54.000 đồng; 30.350 đồng; 29.250 đồng.
Trong khi trước đó, trong buổi sáng, nhiều mã vẫn ghi nhận tăng mạnh như: OCB tăng 3%; LPB tăng tới 5%.
Ngoài các mã trên, một số cổ phiếu "vua" khác cũng giảm mạnh trong phiên chiều nay như: BID giảm 5,7% xuống 44.000 đồng/cổ phiếu; ACB giảm 5,1% xuống 36.000 đồng/cổ phiếu; HDB giảm 6,4% xuống 35.000 đồng/cổ phiếu.
Đáng chú ý, trong nhóm cổ phiếu ngân hàng mã mạnh nhất hôm nay là BVB của Ngân hàng Bản Việt giảm tới 8,1% xuống còn 22.700 đồng/cổ phiếu. Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 5/7 giá cổ phiếu BVB lại có mức tăng cao nhất trong nhóm cổ tăng 5,9% lên 25.000 đồng/cổ phiếu.
Mặc dù có sự điều chỉnh mạnh, song cổ phiếu ngân hàng vẫn được đánh giá còn triển vọng khi các nhà băng dần hé lộ lợi nhuận quý 2/2021, với nhiều con số ấn tượng.
Trong đó, không ít nhà băng đã hoàn tất trên 50% kế hoạch lợi nhuận đưa ra như TPBank, VietinBank, MSB.
Cụ thể, TPBank đạt 3.007 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong nửa đầu năm nay, tăng 47,8% so với cùng kỳ và hoàn thành 54% kế hoạch năm.
6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận của VietinBank ước đạt 13.000 tỷ đồng, cao hơn 75% so với lợi nhuận trước thuế cùng kỳ năm trước.
MSB cũng công bố ước tính lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt khoảng 2.800 tỷ đồng trong nửa đầu năm, cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt 85% kế hoạch năm 2021.
Tuy nhiên, trong một báo cáo gần đây, SSI Research khuyến nghị nhà đầu tư cần cẩn trọng hơn với nhóm cổ phiếu ngân hàng do triển vọng tích cực từ việc tăng vốn, xử lý nợ xấu... đã phần nào phản ánh vào giá.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang có mức định giá không còn rẻ trong ngắn hạn, nên rất có khả năng sẽ còn điều chỉnh, dòng tiền có thể dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu khác có mức tăng trưởng và định giá thấp, như các ngành bất động sản và bán lẻ.

-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây