
-
Chuyển động mới tại dự án Roxana Plaza sau khi có kết luận thanh tra
-
Viện Kiểm sát đề nghị giảm nhẹ hình phạt đối với tội lừa đảo cho bà Trương Mỹ Lan
-
Quảng Nam yêu cầu ngăn chặn tình trạng “sốt đất ảo” tại vùng giáp ranh Đà Nẵng
-
Buôn lậu thuốc lá phức tạp, tinh vi hơn khi đối tượng sử dụng công nghệ, mạng xã hội
-
Truy nã cựu cán bộ Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo -
Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình bị tuyên phạt 8 năm 6 tháng tù
![]() |
Một thủy điện ở Quảng Ngãi. Ảnh minh họa |
Các dự án thủy điện chậm triển khai
Theo Sở Công thương tỉnh Quảng Ngãi, đến tháng 1/2023, toàn tỉnh có 33 dự án thủy điện đã được quy hoạch, với tổng công suất gần 667 MW, trong đó, có 16 dự án đã vận hành, với tổng công suất hơn 397 MW; 6 dự án đang đầu tư xây dựng; 6 dự án đang chuẩn bị đầu tư và 5 dự án chưa lựa chọn nhà đầu tư.
Tổng sản lượng điện sản xuất năm 2022 đạt gần 2 tỷ kWh, doanh thu khoảng 2.330 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 400 tỷ đồng.
Sở Công thương tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong năm 2023, dự kiến đưa vào vận hành 3 dự án gồm: Sông Liên 1, Thạch Nham và Trà Phong - 1B. Hiện các Dự án này đã thực hiện đạt khoảng 70% khối lượng, theo kế hoạch sẽ hoàn thành, phát điện trong quý IV/2023.
Sở Công thương tỉnh Quảng Ngãi cho hay, hiện vẫn còn một số chủ đầu tư chưa thực hiện quy định về ký quỹ, thủ tục hồ sơ về môi trường, chậm xin chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất… Hầu hết các dự án đều thực hiện chậm so với tiến độ theo quyết định chủ trương đầu tư ban đầu, phải xin điều chỉnh tiến độ nhiều lần.
Trong đó có Dự án thủy điện Sông Liên 1 với 3 lần điều chỉnh. Cụ thể, Dự án thủy điện Sông Liên 1 được chấp nhận chủ trương đầu tư, chấp nhận nhà đầu tư vào tháng 4/2017 và đến tháng 7/2018 xin điều chỉnh chủ trương lần thứ nhất, lần thứ 2 vào tháng 10/2021, lần thứ 3 vào ngày 30/1/2023.
Đa số các Dự án thủy điện chậm tiến độ là do vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, một số chủ đầu tư thiếu tích cực và chưa tập trung nguồn lực triển khai thực hiện Dự án như: Dự án thủy điện Sơn Nham, Dự án thủy điện Sơn Linh, Dự án thủy điện Đăk Đrinh 2, Cụm thủy điện Tây Trà…
Trước đó, UBND huyện Sơn Hà đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước đã có trong Kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng quá 3 năm vẫn chưa thực hiện thủ tục thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Cụ thể, Dự án thủy điện Sơn Nham do Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng Thủy điện Sơn Linh làm chủ đầu tư và Dự án thủy điện Long Sơn do Công ty cổ phần thủy điện Long Sơn làm chủ đầu tư được đăng ký trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2020 đến nay đã quá 3 năm, vẫn chưa phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Tương tự, Dự án Thủy điện Đăk Đrinh 2 do Công ty cổ phần Năng lượng Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. Dự án được đăng ký trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2019, xin tiếp tục thực hiện trong năm 2022, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Khẩn trương chuyển mục đích sử dụng đất
Ông Trần Phước Hiền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các sở, ngành, địa phương có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các thủ tục pháp lý về bồi thường, chuyển mục đích sử dụng đất và thuê đất các dự án.
Ông Hiền yêu cầu UBND các huyện phối hợp với chủ đầu tư Dự án thủy điện để thực hiện tốt chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất, góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, xây dựng và bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư Dự án thủy điện trên địa bàn.
Đồng thời, ông Hiền yêu cầu chủ đầu tư tuân thủ đầy đủ, đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng trong quá trình đầu tư xây dựng và vận hành Dự án; tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đảm bảo đúng tiến độ được duyệt.
“Chủ đầu tư cần phải khẩn trương hoàn thành thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất, thuê đất Dự án. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về môi trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình trong quá trình thi công. Cần phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho người và công trình; tích cực hỗ trợ, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội cho người dân khó khăn trong vùng Dự án”, ông Hiền chỉ đạo.

-
Buôn lậu thuốc lá phức tạp, tinh vi hơn khi đối tượng sử dụng công nghệ, mạng xã hội -
Nhiều sai phạm trong Quy hoạch chung TP. Vũng Tàu -
Truy nã cựu cán bộ Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo -
Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình bị tuyên phạt 8 năm 6 tháng tù -
Dự án thứ cấp tại Cụm công nghiệp Quảng Sơn (Ninh thuận): Chậm tiến độ do nhiều “nút thắt” -
Vi phạm hồ sơ đấu thầu, một doanh nghiệp ở Quảng Trị bị xử phạt 200 triệu đồng -
Dự án Khu đô thị sinh thái Quan Nam - Thủy Tú (Đà Nẵng): Xót xa dãi nắng dầm mưa
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng