-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng -
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ -
PTC2 tăng cường kiểm tra hệ thống truyền tải điện tại các tỉnh, thành đang mưa lớn
Tỏi, gừng, mật ong, khoai lang..được giảm thuế ngay
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) vừa được ký kết, tuy chưa đi vào hiệu lực, nhưng đã mở ra cơ hội “vàng” cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng tôm sang thị trường này nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của phía Hàn Quốc.
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang... , tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho Việt Nam so với các đối thủ khác trong khu vực.
Xuất khẩu tôm được miễn thuế với hạn ngạch 10.000 tấn/năm |
Số dòng thuế Hàn Quốc cắt giảm cho Việt Nam lên tới 95,4% số dòng thuế, nhiều hơn số dòng thuế cắt giảm cho các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan...khoảng 5% sẽ giúp tăng đáng kể sức cạnh tranh, khả năng thâm nhập của hàng Việt vào thị trường Hàn Quốc.
Cụ thể, các loại hoa quả nhiệt đới, như xoài, chuối cũng như nước ép trái cây xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ được bỏ thuế trong vòng 10 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực thi hành.
Đáng nói, nhiều năm qua, Hàn Quốc bảo hộ rất cao cho những mặt hàng tỏi, gừng, mật ong, khoai lang (Thuế suất những mặt hàng này rất cao từ 241-420%)… nhưng họ đã giảm thuế rất mạnh mẽ cho Việt Mam.
Một mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam là con tôm cũng nhận được ưu đãi đặc biệt về thuế khi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc khi VKFTA có hiệu lực.
Theo đó, phía Hàn Quốc miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch tôm 10.000 tấn/năm và sẽ tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm miễn thuế (tương đương khoảng 140 triệu USD).
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, năm 2014, kim ngạch XK tôm sang thị trường Hàn Quốc đạt 318 triệu USD, tăng hơn 41% so với năm 2013. Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này trong năm vừa qua với thị phần lên đến hơn 40%.
Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ năm của Việt Nam, sau Mỹ, Nhật, EU và Trung Quốc
Do đó, việc cắt giảm nhiều dòng thuế sẽ tạo thêm sức cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, và lợi ích thu được từ hiệu quả nhập khẩu và xuất khẩu sẽ là động lực để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên ứng phó với thách thức cũng như giúp cho sản xuất trong nước phát triển.
Doanh nghiệp chủ động thích ứng để nhận ưu đãi
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho hay Hàn Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4, chỉ sau Mỹ, EU và Nhật Bản.
Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2014 của ngành dệt may lên tới 2,5 tỷ USD, tăng 28%, dự kiến chạm 3 tỷ USD trong năm 2015. Với kim ngạch xuất khẩu 3 năm gần đây thường tăng ở mức 27-35%, cho thấy, nhu cầu tiêu dùng của người dân Hàn Quốc với hàng dệt may Việt Nam cực kỳ triển vọng.
Các mặt hàng may mặc như quần và áo sơ mi nam, quần áo nữ, áo khoác, jacket, sợi cotton sẽ được Hàn Quốc bỏ thuế ngay khi Hiệp định này có hiệu lực, do mức thuế trung bình đối với hàng dệt được giảm từ 8% xuống 0% và với hàng may giảm từ 13% xuống 0%.
Theo đánh giá của Bộ Công thương, ngành dệt may có khả năng tận dụng cơ hội xuất khẩu tốt khi Hàn Quốc giảm thuế do quy mô sản xuất lớn, mặt hàng xuất khẩu đa dạng và những năm gần đây giao thương mạnh mẽ với Hàn Quốc.
Tuy nhiên, với thủy sản, đối với mặt hàng tôm thì Việt Nam hiện mới chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000 tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN.
Khi VKFTA đi vào hiệu lực, với hạn ngạch tôm được miễn thuế lên tới 10.000 tấn/năm và tăng thành 15.000 tấn/năm trong 5 năm tiếp theo, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cần chủ động nắm bắt cơ hội, tổ chức sản xuất phù hợp tiêu chuẩn, quy định của thị trường Hàn Quốc, để tận dụng tối đa lượng hàng hóa được miễn thuế.
Sức ép về sản xuất hàng hóa chất lượng, tiêu chuẩn cao cũng được đặt ra với nhóm hàng nhạy cảm tỏi, gừng, mật ong, khoai lang…vốn đang có thuế hơn 200%, nhưng Hàn Quốc quyết mở cửa cho hàng hóa Việt Nam, thì không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng được cơ hội thị trường.
Nhu cầu tiêu thụ của người Hàn Quốc đối với các mặt hàng nhạy cảm là khá cao. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ có yêu cầu rất cao về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, để được ưu đãi thuế, doanh nghiệp phải cung ứng hàng hóa chất lượng, an toàn, đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm dịch…
Trong nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu chưa tận dụng hết cơ hội được ưu đãi thuế đó sự phức tạp của việc thực thi các quy định trong FTA.
Đơn cử, Cơ quan hải quan ở nước nhập khẩu chỉ áp dụng mức thuế suất ưu đãi nếu hàng hóa đi kèm với một Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O). Trong khi đó không ít doanh nghiệp còn lúng túng trong việc thực hiện cũng như tận dụng triệt để các quy định về quy tẵc xuất xứ của nước xuất khẩu để tận hưởng ưu đãi.
Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, VCCI) cho rằng, với việc phải xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho từng đơn hàng như hiện nay, doanh nghiệp phải tốn chi phí, thời gian và dễ bị phạt vì giao hàng trễ.
Sự rườm rà, mất thời gian này còn là một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp không mặn mà với việc xin C/O để hưởng ưu đãi trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã mất nhiều công sức đàm phán và ký kết.
“Nếu các quy định về xuất xứ, nhất là thủ tục cấp giấy chứng nhận đơn giản hơn, và thời gian được rút ngắn, hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp về các FTA tăng lên, thì doanh nghiệp sẽ hào hứng hơn”, bà Hương nói.
Thêm vào đó, tận dụng được cơ hội đến đâu còn tùy thuộc lớn vào khả năng đáp ứng các quy tắc về xuất xứ hàng hóa cũng như các quy định liên quan đến hàng rào kỹ thuật, việc liên kết mạng lưới phân phối và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất.
Đi kèm theo ưu đãi về thuế, thách thức đối với thủy sản xuất khẩu sang Hàn Quốc được chỉ ra là các rào cản kỹ thuật có thể sẽ được quy định chặt chẽ hơn, nhất là việc kiểm dịch đối với hàng hóa nông sản, thủy sản…
-
Tổng thống Rumen Radev mong muốn VinFast sớm nghiên cứu, đầu tư vào Bulgaria -
Dự kiến chiều 27/11 trình Quốc hội việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận -
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công thương -
Tăng ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng lên 200 triệu đồng
-
Quốc hội nhất trí đưa phân bón quay lại chịu thuế giá trị gia tăng 5% -
Doanh nghiệp tư nhân cũng được hành nghề công chứng -
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang: Tăng cường ký hiệp định dẫn độ tội phạm -
Giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ chưa được quan tâm đúng mức -
Tội phạm cướp ngân hàng, cướp cửa hàng vàng tăng -
Giảm mạnh thuế cho báo chí, tăng thuế đồ uống có đường -
Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng 3 tuyến giao thông kết nối 2 bệnh viện
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử