Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Nhiều người dân cân nhắc mua thêm vàng
T.V - 03/05/2021 15:08
 
81% người đã mua vàng trong quá khứ đang cân nhắc mua thêm vàng ở thị trường Việt Nam, mạnh hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 45%.

Đó là kết quả trong báo cáo đầu tiên của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) về đầu tư vàng cá nhân tại Việt Nam vừa được công bố.

Nghiên cứu trên được Hội đồng thực hiện ở thị trường Việt Nam vào tháng 3/2020 với 2.000 nhà đầu tư tham gia khảo sát.

Theo đó, có tới 81% người đã mua vàng trong quá khứ đang cân nhắc mua thêm vàng ở thị trường Việt Nam, mạnh hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 45%.

Kết quả nghiên cứu của WGC cũng cho thấy, sự quan tâm của nhà đầu tư đối với vàng là rất lớn khi người Việt tin rằng vàng giúp chống lạm phát và biến động tiền tệ, giúp nhà đầu tư an tâm về lâu dài.

Đồng thời, những nhu cầu mới về vàng cũng phát sinh theo như mua vàng trên các nền tảng kỹ thuật số hoặc mua vàng thông qua một kênh có sẵn như ngân hàng

Cụ thể, kết quả khảo sát khoảng 2.000 nhà đầu tư cho thấy, vàng là sản phẩm ưu tiên hàng đầu của 68% nhà đầu tư; nhu cầu mua vàng ở Việt Nam vẫn còn rất mạnh với 72% đã đầu tư vào vàng trong 1 năm gần đây.

Thị trường vàng Việt Nam có triển vọng tích cực với 81% người đã mua vàng trong quá khứ đang cân nhắc mua thêm vàng, con số này mạnh hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu là 45%.

Ngoài ra, có 76% người được hỏi ủng hộ việc có thể mở tài khoản đầu tư vàng tại ngân hàng nhằm hỗ trợ mạnh và chính thức hóa thị trường vàng tài khoản…

Giám đốc phụ trách ASEAN WGC, ông Andrew Naylor cho biết, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trên thị trường vàng toàn cầu, đây là thị trường vàng lớn nhất Đông Nam Á và nằm trong nhóm 10 thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới. Năm 2019, nhu cầu tiêu dùng ở Việt Nam đối với vàng khoảng 56,4 tấn, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

Theo ông Andrew Naylor, nghiên cứu cho thấy nhu cầu mua vàng tại Việt Nam vẫn còn mạnh và có sự hỗ trợ để phát triển các sản phẩm vàng đầu tư mới, như mua vàng thông qua các nền tảng kỹ thuật số hoặc mở tài khoản đầu tư vàng tại ngân hàng.

Khi hệ thống tài chính của Việt Nam phát triển, sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường vàng, tăng khả năng tiếp cận và tin tưởng vào vàng.

Kiến nghị có thêm thương hiệu vàng ngoài SJC

Trước nhu cầu vàng của người dân còn tăng cao, trong khi thị trường vàng trong nước khó liên thống với giá quốc tế khiến chênh lệch lên đến 8-9 triệu đồng/lượng, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) vừa có cuộc họp ban chấp hành, với các vấn đề trong lĩnh vực vàng được đưa ra như kiến nghị nhập khẩu vàng nguyên liệu, cho thêm các loại vàng miếng khác ngoài thương hiệu SJC (độc quyền), lập sở giao dịch vàng…

Hiệp hội kiến nghị có thêm nhiều loại vàng miếng khác SJC. Theo VGTA, xuất phát từ những điều kiện thuận lợi về chính trị, về môi trường kinh tế Hiệp hội có kiến nghị về những mục tiêu cụ thể như đổi mới chính sách pháp luật cũng như cơ chế quản lý đối với ngành vàng.

Thứ nhất, VGTA kiến nghị Chính phủ, Quốc hội đưa ngành sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục IV – ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm Luật đầu tư sửa đổi năm 2020.

Đồng thời, để phát triển sản xuất vàng trang sức, đề nghị Chính phủ và NHNN xem xét cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp để có đủ nguyên liệu để sản xuất.

Đây cũng là giải pháp quan trọng để thu hẹp giá vàng trong nước và quốc tế không có sự chênh lệch cao như vừa qua. Mức chênh lệch có thời điểm lên hơn 7 triệu đồng/lượng. Điều này đóng góp tích cực trong việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN.

Thứ hai, đề nghị NHNN sớm trình Chính phủ Dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Vì ở thời điểm 2012, thị trường vàng Việt Nam có nhiều bất ổn, tình trạng các cơn sốt vàng thường xuyên xảy ra nên Nghị định 24 được ban hành vào thời điểm đó là phù hợp và đã phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, đến nay sau 10 năm, trong bối cảnh hệ thống luật phát đã thay đổi, nhiều quy định tại Nghị định 24 hiện đã không còn phù hợp. Đặc biệt, nhiều điểm trong Nghị định 24 cần phải được thay thế cho phù hợp với hệ thống pháp luật cũng như những thỏa thuận thương mại mà Việt Nam đã tham gia trong những năm gần đây.

Trong đó, phải kể đến là các luật pháp mới được ban hành trong thời gian qua như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Thương mại... Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục trình NHNN ngay từ quý II/2021.

Thứ ba, đối với vàng miếng, ngoài vàng SJC, VGTA đề nghị NHNN xem xét cấp phép thêm vài thương hiệu vàng miếng có uy tín khác đủ tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường để tạo ra sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng của vàng miếng. Đây cũng là giải pháp để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người dân mua vàng.

Thứ tư, VGTA trình Chính phủ và NHNN xem xét cho thành lập Sở Giao dịch vàng Quốc gia, có thể trước mắt cho làm thí điểm tại Hà Nội hoặc TP.HCM.

Sở Giao dịch vàng ra đời không chỉ góp phần giảm thiểu giao dịch vàng vật chất, huy động được nguồn vàng trong dân, mà còn tăng dự trữ vàng quốc gia, giảm thiếu tình trạng thanh toán mua bán vàng bằng tiền mặt, tăng thu thuế cho Nhà nước và chắc chắn sẽ loại bỏ những sàn vàng chui hoạt động bất hợp pháp.

VGTA cho biết, sẽ sẵn sàng phối hợp, tham gia cùng với các cơ quan chức năng để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới phù hợp với yêu cầu đổi mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vàng được hoạt động bình đẳng như các doanh nghiệp ở lĩnh vực khác.

Giá vàng trong nước chênh lớn với thế giới, khó tránh tình trạng nhập lậu
Với mức chênh lệch giữa giá vàng Việt Nam và quốc tế lên đến 8 - 9 triệu đồng/lượng, khó tránh được tình trạng nhập lậu vàng, “chảy...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư