Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 02 tháng 05 năm 2024,
Nhiều nhà băng tên tuổi vắng mặt trong phiên chợ trái phiếu
Mạnh Bôn - 28/12/2013 11:39
 
Bộ Tài chính vừa công bố 25 thành viên đấu thầu trái phiếu chính phủ năm 2014. Trong danh sách đó, vắng mặt nhiều ngân hàng tên tuổi. Thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh cần 24.000 tỷ đồng

Trong số thành viên đấu thầu trái phiếu chính phủ, ngoài Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn có 17 ngân hàng thương mại gồm Ngân hàng ANZ - Chi nhánh Hà Nội, BIDV, Agribank, ACB, Bưu điện Liên Việt, Vietinbank, Maritimebank, Techcombank, Vietcombank, MB, VIB, Sacombank, VPBank, HSBC, BNP Paribas - Chi nhánh TP.HCM, ANZ và Saigonbank; 6 công ty chứng khoán gồm, Bản Việt, Bảo Việt, Beta, Dầu khí, HSC, BSC, và VCBS.

Standard Chartered không còn tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ  năm 2014
Standard Chartered là 1 trong 6 ngân hàng không còn là thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ năm 2014

So với năm 2013, số thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ giảm khoảng 1/3 (số thành viên giảm từ 37 xuống còn 25).

Nhiều nhà băng tên tuổi, đã từng tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ trong nhiều năm cũng không nằm trong danh sách thành viên đấu thầu trái phiếu chính phủ năm 2014 như Deutsche Bank AG - Chi nhánh TP.HCM, Standard Chartered, ABBank, ABBank, Seabank, OCB, TPBank.

Công ty chứng khoán Á Châu, Đại dương, Kim Long, Mirae Asset, Sài Gòn, Thăng Long, Thiên Việt, VPBank cũng không có mặt trong danh sách thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ năm 2014 của Bộ Tài chính.

Để được chấp thuận là thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ, theo Thông tư 17/2012/TT-BTC, các định chế tài chính phải có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định; đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn; có thời gian hoạt động tối thiểu là 3 năm; và phải là thành viên thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2013, nhu cầu huy động vốn cho bù đắp bội chi ngân sách, đầu tư và đảo nợ lên tới 300 nghìn tỷ đồng, tăng trên 100 nghìn tỷ đồng so với năm 2012.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính đã hoàn thành kế hoạch huy động vốn cho ngân sách. Trong đó, riêng kênh huy động qua phát hành trái phiếu chính phủ (kể cả số giao bổ sung) lên tới trên 181 nghìn tỷ đồng.

“Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đã công bố công khai kế hoạch phát hành ngay từ đầu năm; điều hành linh hoạt lãi suất, kỳ hạn, tần suất phát hành để đảm bảo khối lượng huy động với chi phí phù hợp; tăng cường phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 15 năm... Nhờ vậy, việc huy động vốn đã đạt yêu cầu đề ra, riêng trái phiếu chính phủ đã phát hành đạt kế hoạch huy động, góp phần quan trọng vào việc cân đối ngân sách nhà nước”, một quan chức Bộ Tài chính cho biết

Năm 2014, khối lượng trái phiếu chính phủ dành cho đầu tư là 100.000 tỷ đồng (trong đó 60.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch 2011-2015 và 40.000 tỷ đồng bổ sung giai đoạn 2014-2016), cộng với 224 ngàn tỷ đồng cần huy động để bù đắp bội chi và 70 ngàn tỷ đồng để đảo nợ, thì tổng số trái phiếu chính phủ phải huy động trong năm 2014 đạt mức kỷ lục từ trước đến nay (394.000 tỷ đồng), gấp gần 2 lần so với năm 2012 và tăng khoảng 100 ngàn tỷ đồng so với năm 2013.

170.000 tỷ đồng trái phiếu bổ sung sẽ đầu tư vào đâu?
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng nay (24/10), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định, việc nâng bội chi ngân sách lên...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư