
-
Đà Nẵng yêu cầu triển khai đầu tư ngay 5 vị trí trong Khu thương mại tự do
-
Quảng Trị lập đồ án quy hoạch chi tiết hai bên dự án đường Hùng Vương kéo dài
-
TP.HCM nhẹ gánh nỗi lo quỹ đất phát triển công nghiệp
-
Chính phủ ra Nghị quyết tháo gỡ vướng mắc dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng
-
Vốn FDI chờ chốt thuế quan để tăng tốc -
Quảng Trị dồn lực giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
Đồng loạt khởi động dự án FTZ
Từ đầu năm 2025 đến nay, lãnh đạo các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục làm việc với các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào các dự án khu thương mại tự do (FTZ). Hiện tại, các dự án FTZ nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như như DP World (UAE), ST Strategies (Hoa Kỳ), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương…
Vào trung tuần tháng 5/2025, UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương về khả năng đầu tư khu FTZ gần sân bay Long Thành. Thông tin đến nhà đầu tư, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh đang hoàn thiện Đề án xây dựng FTZ gắn với sân bay Long Thành, cảng Phước An và một số khu công nghiệp.
Qua rà soát các địa điểm, tỉnh Đồng Nai dự kiến xây dựng FTZ cạnh sân bay Long Thành với diện tích hơn 1.400 ha; tại Khu công nghiệp Bàu Cạn - Tân Hiệp với diện tích hơn 2.600 ha; Khu công nghiệp Xuân Quế - Sông Nhạn, diện tích gần 3.600 ha; Khu cảng và hậu cần Cảng Phước An với diện tích hơn 360 ha. Các vị trí đầu tư FTZ tại Đồng Nai đều gắn liền với Sân bay quốc tế Long Thành, tạo lợi thế lớn về vận tải và thương mại.
Trong khi đó, hai địa phương lân cận là Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đã quy hoạch các địa điểm xây dựng FTZ. Tại Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt xây dựng hai khu FTZ tại TP. Dĩ An và huyện Bàu Bàng. Các dự án này được quy hoạch gắn với tuyến đường sắt An Bình - Sóng Thần và trục đường sắt xuyên tỉnh, kết nối trực tiếp với các cảng biển và sân bay lớn. Đây là bước đi chiến lược của Bình Dương trong việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực logistics, sản xuất công nghệ cao và thương mại quốc tế.
Còn tại Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương này đã lên kế hoạch xây dựng Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ với quy mô 3.749 ha. Khu vực này gắn trực tiếp với cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải và được kỳ vọng là mô hình FTZ kiểu mẫu, với thể chế vượt trội, chính sách ưu đãi cao.
TP.HCM cũng bắt đầu nghiên cứu FTZ tại Cần Giờ, với diện tích 1.000 - 2.000 ha, gắn với cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Mới đây, UBND TP.HCM giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu quyết định thành lập Tổ công tác nghiên cứu phương án và lập đề xuất xây dựng FTZ tại huyện Cần Giờ.
Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng, các FTZ sớm được đầu tư để giải bài toán chi phí logistics cho doanh nghiệp. Ông Thái Văn Chuyện, Tổng giám đốc CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa cho biết, doanh nghiệp đang phải trả chi phí logistics khá cao.
Nếu có khu thương mại tự do sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, vì khu này gần cảng biển, sân bay, giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí vận chuyển. "Khi có FTZ, hàng hóa được lưu thông nhanh hơn, giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nhiều hơn", ông Chuyện nhận định.
Hàng loạt nhà đầu tư gia nhập cuộc đua
Các FTZ tại Đông Nam bộ đang thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của các tập đoàn quốc tế và doanh nghiệp trong nước. Giữa tháng 5/2025, UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương về khả năng đầu tư FTZ. Ngoài Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương, dự án FTZ tại Đồng Nai cũng nhận được sự quan tâm từ Công ty ST Strategies (Hoa Kỳ).
Tại Bình Dương, giữa tháng 4/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã có buổi làm việc với đại diện Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu kinh tế Trung Quốc về phát triển FTZ tại địa phương này. Trước đó, Bình Dương đã tiếp đón và làm việc với Công ty ST Strategies (Hoa Kỳ) về việc đầu tư một FTZ.
Tại buổi làm việc, ông Andrew Farrelly, Giám đốc điều hành ST Strategies cho biết, sau khi nghiên cứu, ST Strategies nhận thấy tỉnh Bình Dương có hệ thống giao thông kết nối với cảng Cái Mép - Thị Vải, cảng Cát Lái, sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành trong tương lai.
Ông Andrew Farrelly đánh giá, Bình Dương có đầy đủ điều kiện để hình thành các FTZ. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn được hợp tác với tỉnh để quy hoạch và phát triển một FTZ nhằm tạo việc làm, hỗ trợ chuỗi cung ứng ở địa phương, hướng đến xuất khẩu và kết hợp kêu gọi đầu tư từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Trong khu vực Đông Nam bộ, có lẽ Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương đã có những bước tiến lớn trong việc thu hút đầu tư vào FTZ. Tháng 2/2025, địa phương này và Tập đoàn DP World của UAE đã ký biên bản ghi nhớ để tiến tới hợp tác xây dựng FTZ gắn với cảng biển tại Cái Mép Hạ.

-
Vốn FDI chờ chốt thuế quan để tăng tốc -
Quảng Trị dồn lực giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao -
Quảng Trị chuẩn bị triển khai hơn 20 km đầu tiên của dự án Quốc lộ 15D -
Nhiều dự án hàng trăm triệu USD sẵn sàng đầu tư vào VSIP Cần Thơ -
TP.HCM đề nghị Tập đoàn Sun Group hoàn thiện đề xuất tuyến metro chạy dọc sông Sài Gòn -
Gia Lai 52 dự án năng lượng tái tạo vào danh mục đấu thầu tìm nhà đầu tư -
Quảng Ngãi siết chặt tình trạng khai thác khoáng sản
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics