
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử”
-
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép
-
Công bố các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến tiêu biểu trên Cổng 57
-
Samsung ra mắt Galaxy S25 Edge - thế hệ Galaxy S mỏng nhất -
Phát hiện 40 lỗ hổng trong Diễn tập thực chiến an ninh mạng quốc gia
![]() |
Lo ngại về vấn đề an ninh khi không thể kiểm soát được dịch vụ OTT . Ảnh: Internet |
Mới đây, Cục Tình báo Ấn Độ đã trao đổi với Cố vấn An ninh Quốc gia về việc những nền tảng nhắn tin này làm dấy lên các mối đe doạ mạng mới. Chính vì thế, Bộ Nội vụ và Cục Viễn thông Ấn Độ sẽ tiến hành điều tra nền tảng này trước khi đặt ra vấn đề nên chặn hay không chặn các dịch vụ Over the top content (OTT) này.
Cũng giống như WhatsApp và BlackBerry Messenger, WeChat cũng là một nền tảng nhắn tin dùng sử dụng kết nối Internet để cho phép người dùng trao đổi tin nhắn hoặc gọi điện thoại miễn phí. Các cơ quan an ninh trước đây từng đặt ra các vấn đề quan ngại về dịch vụ BlackBerry Messenger. Lúc đó, hãng BlackBerry của Canada đã phải đồng ý thiết lập một máy chủ ở Mumbai và các cơ quan an ninh đã được phép truy cập đến các dữ liệu truyền tải qua nền tảng BlackBerry Messenger.
Tuy nhiên, trong trường hợp WeChat, các cơ quan an ninh cảm thấy lo ngại hơn vì đó là dịch vụ của một công ty Trung Quốc. Trước đây, Cục Viễn thông Ấn Độ đã định cấm các nhà cung cấp thiết bị viễn thông Trung Quốc là Huawei và ZTE vì những lo ngại tương tự.
Họ sợ rằng Trung Quốc có thể dùng các dịch vụ và thiết bị của những công ty này để đột nhập vào các mạng lưới truyền thông của Ấn Độ. Mặc dù các công ty Trung Quốc đã phủ nhận mọi liên quan đến cơ quan gián điệp hay quân đội Trung Quốc, song những vấn đề gần đây về việc chính phủ Mỹ dùng các nền tảng của các công ty Internet như Google và Facebook để theo dõi dữ liệu người dùng, càng khiến nhiều nghi ngờ nổ ra.
Ủy ban Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Ả Rập Saudi vừa chính thức chặn hoạt động của dịch vụ Viber để cảnh báo Skype và WhatsApp hãy tuân theo yêu cầu của các nhà quản lý. Ứng dụng Viber đã bị chặn tại Ả Rập Saudi từ ngày 5/6/2013. Kể từ ngày đó, người dùng tại Ả Rập Saudi không thể truy cập Viber trên bất kỳ thiết bị nào, kể cả máy tính. Viber cũng thông báo trên website của hãng làdịch vụ đã bị cấm. Ủy ban Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Ả Rập Saudi (CITC) cảnh báo rằng họsẽ có “hành động thích hợp” chống lại những “ứng dụng hoặcdịch vụ không tuân theo quy định khác”.
Viber và hai dịch vụ Skype, WhatsApp đã nhận được cảnh báo từ cơ quan quản lý viễn thông của Ả rập Saudi từ tháng 3/2013. CITC muốn nhữngdịch vụ nhắn tin, gọi điện và gửi file miễn phí qua Internet phải thiết lập máy chủ ở địa phương để quản lý hoạt động của người dùng. CITC cho các công ty trên thời hạn 1 tuần để thực hiện.
Tại Việt Nam vấn đề lo ngại về an ninh đối với dịch vụ OTT cũng đã được đặt ra khi dịch vụ OTT đang phát triển khá mạnh và có nhiều thuê bao sử dụng dịch vụ này. Ông Hoàng Sơn, Giám đốc Viettel Telecom cho biết về mặt kỹ thuật nhà mạng không thể kiểm soát được tất cả những gì mà doanh nghiệp OTT đang cung cấp. Điều này cũng đặt ra mối lo ngại về vấn đề an ninh khi bị kẻ xấu lợi dụng.
Mới đây, đại diện VinaPhone và MobiFone cũng lên tiếng cảnh bảo về tình trạng không kiểm soát được dịch vụ OTT bởi dịch vụ này chủ yếu được cung cấp bởi các công ty nước ngoài không đặt máy chủ tại Việt Nam. Ông Nguyễn Đăng Nguyên, Phó tổng giám đốc MobiFone cho biết, hiện nay nhiều đối tượng đang sử dụng dịch vụ OTT nhắn tin quảng cáo rác đến hàng loạt thuê bao khác. Giả sử nếu đối tượng nào đó dùng dịch vụ này cho mục tiêu đe dọa đến an ninh thì sẽ rất nghiêm trọng. Trong khi đó, dịch vụ di động do các nhà mạng cung cấp đang được kiểm soát chặt chẽ bằng các chính sách như xiết chặt quản lý thuê bao trả trước… để đảm bảo hạn chế những tiêu cực cho xã hội.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết, dịch vụ OTT đang là một nguy cơ với các doanh nghiệp viễn thông nói riêng và các ngành CNTT, truyền thông, truyền hình nói riêng. Tuy nhiên, các dịch vụ này lại đang được cung cấp miễn phí trên mạng bởi các công ty nước ngoài, để từ đó kinh doanh những dịch vụ khác ngoài viễn thông. "Các cuộc gọi , nhắn tin miễn phí qua mạng WiFi, 3G đó sẽ rất khó quản lý về mặt an ninh. Vì thế, Bộ TT&TT nên có chính sách quản lý dịch vụ OTT trên cơ sở không kìm hãm sự phát triển nhưng đảm bảo phát triển bền vững của ngành viễn thông, CNTT và truyền hình", ông Hùng nhấn mạnh.
K.D
Theo ITCNews
-
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi -
Doanh nghiệp công nghệ kỳ vọng cao vào Nghị quyết 68-NQ/TW -
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử” -
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi): Ưu đãi vượt trội cho khoa học - công nghệ -
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép -
Google làm mới logo sau gần một thập kỷ, chuẩn bị cho thời đại AI? -
Cảnh giác tình trạng lợi dụng mạng xã hội đăng thông tin xuyên tạc
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới