
-
Công nghệ và chuyển đổi số - công cụ đắc lực giúp phái nữ đổi mới, kiến tạo tương lai
-
Cánh cửa mới, cơ hội mới từ chuyển đổi số
-
NIC và Intel Việt Nam công bố chương trình "Trí tuệ nhân tạo cho cộng đồng"
-
Kế toán viên trong kỷ nguyên mới: Làm chủ AI hay bị thay thế?
-
Đà Nẵng sẽ đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng phát triển khoa học, công nghệ -
VNG nuôi "gà đẻ trứng vàng", hợp tác 2 với ông lớn Hàn Quốc, Trung Quốc
![]() |
Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và khoa học của Quốc hội phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số năm 2021 (Ảnh: VnExpress) |
Đây là nhận định của ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và khoa học của Quốc hội tại phiên thảo luận chiều Diễn đàn Quốc gia Phát triển Doanh nghiệp Công nghệ số lần thứ III - năm 2021.
Khi phương thức sống của con người thay đổi, buộc pháp luật phải thay đổi theo. Điều này đòi hỏi Nhà nước cần chủ động hoàn thiện thể chế để nắm bắt mọi cơ hội thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
"Cơ hội chuyển đổi số mở rộng cho tất cả các quốc gia. Rất nhiều quốc gia tuy hạn chế tiềm lực, nhưng có bước đi phù hợp, đặc biệt là trong hoàn thiện thể chế đã tạo ra bước tiến vượt bậc trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế", ông Huy nhận định.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và khoa học cho rằng, chuyển đổi số là cơ hội quan trọng để Việt Nam vươn lên, xây dựng quốc gia thịnh vượng. Theo đó, hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển sản phẩm dịch vụ, mô hình kinh tế mới.
Hiện nay, nhiệm vụ thể chế hóa đang được thực hiện tích cực nhưng còn nhiều thách thức, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Thứ nhất là đẩy nhanh tốc độ hoàn thiện thể chế theo kịp với tốc độ phát triển công nghệ số. Trong thời gian gần đây, những tiến bộ của khoa học công nghệ đã vượt qua dự tính của các nhà lập pháp và đặt ra nhiều thách thức cho trong việc hoàn thiện thể chế.
Thử thách thứ hai là do sự thay đổi giữa các bên trong quá trình tham gia thị trường. Trong các mô hình kinh doanh mới, ranh giới giữa các nhà cung cấp dịch vụ, sản xuất, người tiêu dùng không còn rõ ràng. Điều này tạo ra mối quan hệ phức tạp để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ số còn tạo ra một số dòng tài sản mới. Do chủ yếu giao dịch trên môi trường số nên việc đảm bảo an ninh, an toàn mạng, bảo mật dữ liệu... gặp khó khăn.
Những yếu tố này đòi hỏi việc hoàn thiện thể chế cần có cách tiếp cận sáng tạo hơn, khác biệt để vừa thúc đẩy chuyển đổi số, vừa đảm bảo môi trường số an toàn như thay đổi tư duy; có bước chuyển phù hợp sang kiểm soát có điều kiện; có cách tiếp cận toàn diện hơn..., ông nói.

-
Đà Nẵng sẽ đầu tư hơn 3.500 tỷ đồng phát triển khoa học, công nghệ -
VNG nuôi "gà đẻ trứng vàng", hợp tác 2 với ông lớn Hàn Quốc, Trung Quốc -
Quy định khung về khái niệm, phân loại tài sản số -
Hãng năng lượng thông minh Sunhome gia nhập thị trường Việt Nam, cung cấp sạc xe điện nhanh -
Hà Nam vào top 10 cả nước về tỷ trọng kinh tế số trong GRDP -
Khai trương trung tâm ươm tạo, đưa Việt Nam tiến sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn -
Trợ lực giúp ngành game Việt Nam cán mốc 1 tỷ USD
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort