
-
Đồng Tháp đầu tư trên 105 tỷ đồng cho chuyển đổi số
-
Thách thức khi chuyển đổi số thông minh hơn
-
Đà Nẵng xác định chuyển đổi số là động lực giải quyết các “điểm nghẽn”
-
Hơn 16,6 triệu người Việt Nam đang nắm giữ tiền mã hóa
-
Sắp diễn ra Diễn đàn Chuyển đổi số “Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn” -
Cần Thơ thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
![]() |
Lazada chính thức khai trương văn phòng mới tại Hà Nội vào tháng 10/2022 |
Cú “hãm đà” mang tên lạm phát
Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 7 do Google, Temasek và Bain & Company công bố vào tháng 10/2022, nền kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng của Việt Nam năm 2022 ghi nhận mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực, với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, thương mại điện tử tăng 26% so với năm 2021.
Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát trên toàn cầu và nhất là sau thời kỳ tăng trưởng nóng trong giai đoạn giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử đang có sự điều chỉnh chậm lại.
Nhiều chuyên gia nhận định, sau Covid-19, lạm phát chính là “kỳ thi sát hạch” tiếp theo cho sức khỏe doanh nghiệp. Cũng chính vì lý do đó, thị trường công nghệ trong và ngoài nước đang chứng kiến nhiều doanh nghiệp “hụt hơi” khi phải cắt giảm nhân sự, thậm chí rút quân khỏi một số thị trường, sau thời gian dồn sức tăng trưởng nóng.
Nhưng cũng chính những bài kiểm tra này mà sự cạnh tranh của thị trường không chỉ nằm ở những con số xếp hạng, mà là câu chuyện ai là người trụ lại sau cùng trước hàng loạt chuyển biến của thị trường.
Bỏ tiền đúng rổ, tiêu tiền đúng chỗ
Thực tế đã chứng minh, thị trường càng nhiều biến chuyển, doanh nghiệp càng cần phải có một chiến lược phát triển bền vững, tập trung vào năng lực cốt lõi, xây dựng giá trị bền vững cho khách hàng, thay vì tập trung vào lợi ích ngắn hạn.
Điều này có thể nhìn thấy ở sàn thương mại điện tử Lazada Việt Nam. Khi kinh tế đang ở thời kỳ “thắt lưng buộc bụng”, những tay chơi còn lại của thị trường thương mại điện tử Việt đều đang ít nhiều gặp khó, doanh nghiệp này lại đi ngược xu thế để sở hữu nhiều cái “MỚI”. Đó là khai trương văn phòng mới, mở thêm dịch vụ giao nhận đa kênh, mua 100 xe máy điện để bổ sung vào đội ngũ giao hàng và chuẩn bị đưa vào sử dụng một trung tâm phân loại hàng hóa có quy mô lớn ở Bình Dương trong năm 2023.
Nếu phân tích kỹ, chúng ta có thể thấy những khoản đầu tư này của Lazada đều là những chi phí dài hạn, mang đến hiệu quả kinh doanh bền vững:
![]() |
Lazada Logistics ra mắt giải pháp giao hàng đa kênh vào tháng 11/2022 |
Tập trung mang đến giá trị cho người tiêu dùng
Đại diện Lazada Việt Nam cho biết, trong bối cảnh hiện tại, thay vì chỉ tập trung vào việc đưa ra thật nhiều voucher, Công ty dành nhiều nguồn lực để tìm hiểu sâu hơn tâm lý và hành vi mua sắm của khách hàng.
“Chúng tôi hiểu rằng, trên tất cả, mua sắm là niềm vui. Vì vậy, chúng tôi muốn mỗi đơn hàng đều mang lại cảm xúc đáng nhớ cho người tiêu dùng, bất kể giá trị đơn hàng họ mua sắm là bao nhiêu. Đó chính là yếu tố quan trọng giúp duy trì sợi dây kết nối với khách hàng”, đại diện Lazada Việt Nam nói.
Tập trung phát triển năng lực lõi cho doanh nghiệp
Khác với nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử khác, Lazada không tập trung mở rộng theo chiều ngang với nhiều dịch vụ khác nhau, mà đào sâu vào năng lực
cốt lõi của mình với hệ sinh thái thương mại điện tử, trong đó, logistics được xem là một trong những mảnh ghép quan trọng nhất.
Trong nửa cuối năm 2022, mảng logistics của Lazada cho ra mắt nhiều dịch vụ và tính năng mới, đặc biệt là giải pháp giao hàng đa kênh, đáp ứng nhu cầu của người bán trên sàn và cả các nền tảng mạng xã hội, trang web ngoại sàn. Điều này cho thấy rõ hơn mục tiêu dẫn đầu thị trường giao nhận tại Việt Nam của Lazada.
Tập trung nâng cao hiệu suất vận hành nhờ công nghệ
Điểm nổi bật cuối cùng và cũng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển bền vững của Lazada chính là tận dụng công nghệ để tối ưu hóa hiệu suất vận hành, từ cung cấp các trải nghiệm được cá nhân hóa cho người tiêu dùng trên ứng dụng đến việc tối ưu hóa tuyến đường giao hàng của shipper sao cho nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Đại diện Lazada nhấn mạnh: “Công nghệ có mặt trong mọi hoạt động của chúng tôi để giúp ghi nhận, xử lý và đưa ra các quyết định quan trọng dựa trên nguồn dữ liệu lớn. Nhờ vậy, chúng tôi học nhanh, thay đổi nhanh và phát triển nhanh hơn. Mọi khoản đầu tư vào công nghệ đều xứng đáng!”.

-
Sắp diễn ra Diễn đàn Chuyển đổi số “Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn” -
Lâm Đồng xây dựng Đề án Trung tâm thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành -
Cần Thơ thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công -
Hải Phòng ra mắt Kênh thương mại điện tử “Chợ online Ngô Quyền” -
Chuyển đổi số giúp nông nghiệp mở thị trường xuất khẩu -
Việt Nam trở thành "công xưởng thế giới", Samsung SDS trình làng nền tảng số hóa logistics -
Nam Định xếp thứ 2 toàn quốc về chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/3
-
2 Hoán đổi nợ trái phiếu sang tài sản khác: Quyền đương nhiên của trái chủ
-
3 Dự án Khu dịch vụ chất lượng cao, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi: “Làm xiếc” trên đất công sản
-
4 Các doanh nghiệp nước ngoài đặt câu hỏi về tác động của thuế tối thiểu toàn cầu
-
5 Tiếp tục gỡ vướng thiếu thiết bị, vật tư y tế
-
SABECO và Bia Saigon khẳng định cam kết thúc đẩy sự phát triển của thể thao Việt Nam
-
BIDV đồng hành tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu phát triển Việt Nam năm 2023
-
Công ty AseanWindow sở hữu bộ cửa lùa nhôm kính lớn nhất Việt Nam
-
Đội nữ Biwase đoạt chức vô định Giải đua xe đạp nữ quốc tế Bình Dương-Cúp Biwase 2023
-
Vedan Việt Nam nhận giải Rồng Vàng 2023
-
BamBoo Airway chính thức mở đường bay kết nối Thủ đô Hà Nội và Cà Mau