-
Hà Nội: Vùng trồng khoai tây vụ Đông hứa hẹn bội thu -
Việt Nam thu 4,37 tỷ USD từ xuất khẩu điều -
Lần đầu tiên sầu riêng đông lạnh chuẩn xuất khẩu bán qua livestream -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục -
Trung tâm mua sắm mới của AEON Việt Nam với quy mô 15.000 m2 sắp khai trương tại Hà Nội -
Thứ trưởng Bộ Công thương: Vụ 3.000 tấn giá đỗ ủ hóa chất không thuộc trách nhiệm Bộ Công thương
Thặng dư thương mại rau quả 11 tháng đạt 3,54 tỷ USD, tăng gấp 3 lần cùng kỳ. |
Đi qua 11 tháng của năm 2023, dù xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi sức mua toàn cầu yếu, nhưng ngành nông nghiệp vẫn có những mặt hàng có mức thặng dư thương mại trên 1 tỷ USD.
11 tháng qua, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 47,84 tỷ USD. Do những tháng đầu năm, xuất khẩu bị giảm sâu nên kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 24,3 tỷ USD, tăng 17,1%; xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 453 triệu USD, tăng 23,5%; xuất khẩu thuỷ sản đạt 8,24 tỷ USD, giảm 18,9%; xuất khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 13,02 tỷ USD, giảm 17%; xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 1,82 tỷ USD, giảm 17,8%...
Xuất khẩu theo nhóm sản phẩm 11 tháng năm 2023
Nhóm sản phẩm |
Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) |
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%) |
Nông sản |
24,3 |
+ 17,1 |
Sản phẩm chăn nuôi |
0,453 |
+ 23,5 |
Thủy sản |
8,24 |
- 18,9 |
Lâm sản |
13,2 |
- 17 |
Đầu tư vào sản xuất chính |
1,82 |
- 17,8 |
Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng năm 2023.
Trong đó, trị giá xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 23,2%, tăng trưởng 18% so với cùng kỳ năm 2022; sang Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,6%, giảm 17,9%; và Nhật Bản chiếm tỷ trọng 7,4%, giảm 9,1%.
Xuất khẩu theo châu lục 10 tháng năm 2023
Châu lục |
Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) |
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%) |
Châu Á |
23,61 |
+ 6,8 |
Châu Mỹ |
10,85 |
- 17,7 |
Châu Âu |
4,85 |
- 12,5 |
Châu Phi |
0,999 |
+ 21,7 |
Châu Đại Dương |
0,722 |
- 13,5 |
Sau 11 tháng, có tới 7 mặt hàng có thặng dư thương mại 11 tháng 2023 ước đạt trên 1 tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ (thặng dư 10,08 tỷ USD, giảm 15,2%); gạo (thặng dư 3,67 tỷ USD, tăng 39,9%); hàng rau quả (thặng dư 3,54 tỷ USD, tăng gấp 3 lần); cà phê (thặng dư 3,37 tỷ USD, giảm 4,5%); tôm (thặng dư 2,64 tỷ USD, giảm 24,7%); cá tra (thặng dư 1,58 tỷ USD, giảm 27,5%); sắn và các sản phẩm từ sắn (thặng dư 1,15 tỷ USD, giảm 6,2%).
Mức thặng dư thương mại của 7 mặt hàng nêu trên đã góp phần tạo nên mức xuất siêu 10,55 tỷ USD của toàn ngành nông nghiệp trong 11 tháng, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngược lại, 8 mặt hàng nông lâm thủy sản có thâm hụt thương mại trên 1 tỷ USD, gồm: thức ăn gia súc và nguyên liệu (thâm hụt 3,57 tỷ USD, giảm 10,3%); chế phẩm từ sản phẩm trồng trọt (thâm hụt 2,61 tỷ USD, tăng 8,5%); bông các loại (thâm hụt 2,58 tỷ USD, giảm 30,5%); ngô (thâm hụt 2,55 tỷ USD, giảm 12,2%); lúa mỳ (thâm hụt 1,37 tỷ USD, giảm 2,6%); thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật (thâm hụt 1,23 tỷ USD, giảm 3,5%); đậu tương (thâm hụt 1,07 tỷ USD, giảm 5,9%); dầu thực vật (thâm hụt 1,01 tỷ USD, giảm 23,4%).
-
Xuất khẩu điện tử hướng tới mốc 140 tỷ USD -
Xây dựng 2 kịch bản xuất khẩu sang Mỹ năm 2025 -
Xuất khẩu nông sản về đích ngoạn mục -
Trung tâm mua sắm mới của AEON Việt Nam với quy mô 15.000 m2 sắp khai trương tại Hà Nội -
Thứ trưởng Bộ Công thương: Vụ 3.000 tấn giá đỗ ủ hóa chất không thuộc trách nhiệm Bộ Công thương -
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2024 tăng 4,25% -
Hà Nội đảm bảo nguồn cung nông, lâm, thủy sản dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết