Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 12 tháng 09 năm 2024,
Nhóm WB tăng gói hỗ trợ khẩn cấp COVID-19 lên 14 tỷ USD
Chí Tín - 18/03/2020 17:29
 
Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thế giới và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) vừa phê duyệt gói hỗ trợ nhanh 14 tỷ USD để giúp các công ty và các quốc gia đang nỗ lực ngăn chặn, ứng phó và kiểm soát sự lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19.
IFC đã tăng mức hỗ trợ thêm 2 tỷ USD so với kế hoạch cách đây nửa tháng
IFC đã tăng mức hỗ trợ thêm 2 tỷ USD so với kế hoạch cách đây nửa tháng

Gói hỗ trợ sẽ giúp tăng cường các hệ thống ứng phó y tế công cộng, bao gồm kiểm soát dịch bệnh, chẩn đoán và điều trị, và hỗ trợ khu vực tư nhân.

Riêng IFC sẽ tăng gói hỗ trợ lên tới 8 tỷ USD từ mức 6 tỷ USD theo đề xuất ban đầu để hỗ trợ các công ty tư nhân và người lao động khắc phục đợt suy thoái kinh tế do tình trạng lây lan nhanh chóng của COVID-19. 

IFC sẽ tài trợ cho các ngân hàng đang là khách hàng của IFC, giúp các ngân hàng này có thể tiếp tục cung cấp tài trợ thương mại, hỗ trợ vốn lưu động và cho vay trung hạn cho các công ty tư nhân đang gặp khó khăn do tình trạng gián đoạn của chuỗi cung ứng. 

Trong gói hỗ trợ này, IFC sẽ giúp những khách hàng thuộc các ngành kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch - như du lịch và sản xuất - duy trì khả năng chi trả của họ. Gói hỗ trợ cũng dành cho các ngành liên quan đến hoạt động ứng phó với dịch bệnh, bao gồm y tế và các ngành có liên quan, là những ngành đang phải đối mặt với nhu cầu tăng cao về dịch vụ, thiết bị y tế và dược phẩm.

2 tỷ USD được bổ sung vào gói tài trợ ban đầu được thông báo vào ngày 3/3, trong đó bao gồm 6 tỷ USD của Ngân hàng Thế giới để củng cố các hệ thống y tế và kiểm soát dịch bệnh và 6 tỷ USD của IFC như là phao cứu sinh cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, là những doanh nghiệp dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc kinh tế.  

Gói hỗ trợ IFC có 4 hợp phần:

2 tỷ USD cho Gói Hỗ trợ Khủng hoảng Khối Ngành Sản xuất - Hàng hóa, dùng để hỗ trợ các khách hàng trong lĩnh vực hạ tầng, sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ, là những ngành dễ bị tổn thương trước đại dịch. IFC sẽ cung cấp khoản vay cho các công ty có nhu cầu, và nếu cần thiết, thực hiện đầu tư vốn. Công cụ này cũng sẽ giúp các công ty trong lĩnh vực y tế, là lĩnh vực đang có nhu cầu gia tăng.

2 tỷ USD cho Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu hiện tại, giúp giảm nhẹ rủi ro thanh toán của các định chế tài chính để các tổ chức này có thể cung cấp tài trợ thương mại cho các công ty nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. IFC hy vọng gói hỗ trợ này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

2 tỷ USD cho Chương trình Giải pháp Vốn Lưu động, sẽ cấp vốn để các ngân hàng ở các thị trường mới nổi mở rộng cho vay nhằm giúp các doanh nghiệp duy trì vốn lưu động, nguồn vốn mà các công ty sử dụng để chi trả các khoản đến hạn và trả lương cho người lao động.Một cấu phần mới được triển khai theo yêu cầu của các quốc gia và đã được phê duyệt ngày 17/03: 2 tỷ USD cho Chương trình Thanh khoản Thương mại Toàn cầu và Chương trình Tài trợ Hàng hóa Thiết yếu, cả hai chương trình đều hỗ trợ chia sẻ rủi ro với các ngân hàng trong nước để các ngân hàng có thể tiếp tục tài trợ cho doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi.

WB nêu 3 vấn đề cần giải quyết để "mặt trời vẫn tiếp tục tỏa sáng ở Việt Nam"
Nhắc lại nhận định vào tháng 12/2019 “Mây đen phủ lên nền kinh tế toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa nắng ở Việt Nam”, ông Ousmane Dione,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư