-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
Ông Andrew Naylor, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cho rằng, tăng trưởng thấp và niềm tin người tiêu dùng giảm, làm dấy lên nỗi sợ hãi về lạm phát đình trệ (stagflation - tình trạng lạm phát cao cùng với suy thoái kinh tế). Cùng với đó, các sự kiện địa chính trị đã cho thấy, nhu cầu vàng sẽ tăng trong thời kỳ khủng hoảng.
Ông Andrew Naylor, Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) của Hội đồng Vàng thế giới (WGC). |
Đánh giá của ông về xu hướng giá vàng trong quý II/2022 nếu căng thẳng giữa Nga - Ukraine chưa lắng dịu và Nga đang chịu các lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây?
Chúng tôi không đưa ra dự báo giá vàng, nhưng chúng tôi tin là những sự kiện tương tự thế này (chiến sự ở Ukraine) là một ví dụ rõ ràng về lý do tại sao vàng là một hàng rào hiệu quả và vững chắc trước những rủi ro bất chợt và không mong muốn của thị trường.
Phân tích lịch sử cho thấy, vàng đã phản ứng tích cực với các sự kiện liên quan đến địa chính trị, bất chấp sự biến động giá, vàng vẫn có xu hướng giữ mức tăng trong những tháng sau sự kiện diễn ra.
Trong tương lai, tỷ giá danh nghĩa cao hơn có thể tạo ra một số sóng gió cho vàng, nhưng áp lực lạm phát vẫn ở mức cao. Trong khi đó, làm phẳng đường cong lợi suất kho bạc có thể báo hiệu về một cuộc suy thoái tiềm ẩn. Cả 2 yếu tố vừa nêu đều có thể làm tăng nhu cầu vàng.
Bộ Tài chính Mỹ cấm các giao dịch vàng với Nga, viện dẫn sắc lệnh do Tổng thống Joe Biden ký. Điều này sẽ tác động ra sao lên thị trường vàng quốc tế khi Nga hiện nắm giữ 2.298,5 tấn vàng trong kho, lớn thứ năm trên thế giới, trị giá khoảng 140 tỷ USD, thưa ông?
Các sự kiện địa chính trị trong chiến sự ở Ukraine dấy lên một thực tế là vàng có khả năng được mua vào nhiều. Với bản chất ưa chuộng xu hướng đầu tư vào vàng của các ngân hàng trung ương trên thế giới, họ sẽ tiếp tục tìm kiếm các tài sản an toàn.
Do Ngân hàng Trung ương Nga phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế, việc bán vàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng Trung ương Nga tuyên bố vào ngày 27/2/2022 rằng, họ sẽ tiếp tục mua vàng từ các nguồn trong nước.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất, song vàng vẫn đi lên. Theo ông, các lần tăng lãi suất tiếp theo của Fed trong năm nay sẽ tác động ra sao đến vàng?
Khả năng lạm phát gia tăng trên diện rộng, tăng trưởng thấp và niềm tin người tiêu dùng giảm cũng đã làm dấy lên nỗi sợ hãi về lạm phát đình trệ, một môi trường làm tăng nhu cầu vàng. Sự kết hợp giữa lạm phát và lãi suất cao hơn đã dẫn đến đường cong lợi suất của Kho bạc Mỹ ngày càng phẳng hơn. Đây được coi là tín hiệu của một cuộc suy thoái sắp xảy ra, có thể cung cấp một yếu tố củng cố cho việc đầu tư vàng.
Ngoài ra, mặc dù có triển vọng lãi suất danh nghĩa cao hơn, cả lợi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế vẫn ở mức thấp trong lịch sử. Điều này có thể sẽ tiếp tục chuyển giao tương tự với các tài sản thay thế. Nó cũng mang lại cơ hội cho mặt hàng kim quý vàng, vừa là một giải pháp thay thế cho trái phiếu, vừa là một biện pháp bảo vệ chống lại rủi ro. Cả vàng và USD đều lên giá trong thời kỳ rủi ro. Trên thực tế, giá vàng đã tăng trong tháng 3/2022.
Vàng luôn được xem là hầm trú ẩn an toàn của nhà đầu tư trong bối cảnh lạm phát tăng, song việc Fed tăng lãi suất thêm nhiều lần trong năm 2022 có kiềm chế được lạm phát của Mỹ, thưa ông?
Phục hồi kinh tế hậu Covid-19 và sự gián đoạn từ phía cung đã trở nên trầm trọng hơn bởi chiến sự Nga - Ukraine, có thể sẽ khiến lạm phát cao hơn trong thời gian dài hơn. Các ngân hàng trung ương cho thấy, họ đã sẵn sàng hành động, nhưng chiến sự cũng đang ảnh hưởng đến phục hồi kinh tế toàn cầu. Khả năng lạm phát gia tăng trên diện rộng, tăng trưởng thấp và niềm tin của người tiêu dùng đang giảm có thể làm phức tạp thêm quyết định chính sách của các ngân hàng trung ương.
Đánh giá của ông về dòng vốn của các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) chảy vào vàng trong năm 2022?
Các dòng vốn của quỹ ETF trong lịch sử đã được thúc đẩy bởi kỳ vọng về rủi ro, mức sản lượng và động lượng giá. Hiện tại, tình hình địa chính trị vẫn là tác động quan trọng đối với giá của mặt hàng kim quý vàng. Một cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine có thể dẫn đến nhu cầu đầu tư vàng không ngừng tăng lên. Ngược lại, giải pháp nhanh chóng để giải quyết xung đột có thể khiến nhu cầu vàng sẽ nới lỏng.
Nhưng giống như vào năm 2020, chúng tôi tin rằng, nhu cầu vàng vẫn còn tăng bởi những lo ngại về lạm phát, bất chấp khả năng Fed tăng lãi suất danh nghĩa.
-
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội -
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024 -
Các ngân hàng đóng vai trò mắt xích quan trọng trong thực thi ESG
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"