
-
Diễn biến mới liên quan đến đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Chu Lai
-
Hải Phòng gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
-
Nghiên cứu làm đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng 64.148 tỷ đồng; Sắp khởi công Khu công nghiệp Phù Mỹ hơn 4.569 tỷ đồng
-
Các quỹ bảo hiểm sẽ được đầu tư vào những lĩnh vực nào?
-
Gia Lai gỡ nhiều vướng mắc để chuẩn bị khởi công Dự án Cao tốc Quy Nhơn -Pleiku -
Quảng Ngãi: Cương quyết thu hồi dự án nếu nhà đầu tư cố tình chậm trễ
![]() |
Cầu Nhật Tân là một trong các dự án hạ tầng với số vốn đầu lớn tại Việt Nam |
Theo báo cáo “Đáp ứng Nhu cầu về Cơ sở Hạ tầng của Châu Á” vừa được Ngân hàng Phát triển Châu Á công bố, để duy trì đà tăng trưởng, tới năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các quốc gia Châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển sẽ vượt 22.600 tỷ USD, tương đương 1.500 tỷ USD mỗi năm.
Nếu tính cả chi phí giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu, các số liệu ước tính tăng lên hơn 26.000 tỷ USD, tương đương 1.700 tỷ USD mỗi năm.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng tại 45 quốc gia nêu trong báo cáo đã có sự gia tăng vượt bậc trong những thập niên gần đây - giúp thúc đẩy tăng trưởng, giảm nghèo, và cải thiện đời sống của người dân.
Tuy nhiên, vẫn còn sự thiếu hụt đáng kể về cơ sở hạ tầng, với hơn 400 triệu người vẫn thiếu điện, 300 triệu người chưa được tiếp cận nước an toàn, và khoảng 1,5 tỷ người không được tiếp cận điều kiện vệ sinh cơ bản. Rất nhiều nền kinh tế trong khu vực thiếu các công trình cảng, đường sắt và đường bộ tương xứng, có thể giúp họ kết nối hiệu quả hơn tới các thị trường lớn hơn ở trong nước và toàn cầu.
Theo Chủ tịch ADB Takehiko Nakao, nhu cầu về cơ sở hạ tầng ở châu Á và Thái Bình Dương vượt xa rất nhiều so với mức cung hiện thời. Ông cho rằng, châu Á cần xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng để thiết lập tiêu chuẩn chất lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và ứng phó thách thức cấp bách toàn cầu là biến đổi khí hậu.
Theo ADB, những cải cách về thể chế và quy định là cần thiết để giúp cơ sở hạ tầng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư tư nhân và tạo ra một danh mục các dự án hợp tác công - tư (PPP) khả thi để đầu tư.
ADB đưa ra lời khuyên cho các nước là nên triển khai những cải cách liên quan tới PPP, ví dụ như ban hành các luật về PPP, hợp lý hóa quy trình mua sắm đấu thầu trong PPP, giới thiệu các cơ chế giải quyết tranh cấp và thiết lập các đơn vị độc lập về PPP của chính phủ. Ngoài ra, cũng cần tăng cường các thị trường vốn để giúp hướng luồng tiền tiết kiệm đáng kể của khu vực vào các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng tạo ra hiệu quả.

-
Diễn biến mới liên quan đến đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Chu Lai
-
“Sóng” đầu tư dồn dập đổ về TP.HCM sau sáp nhập
-
Hải Phòng gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
-
Nghiên cứu làm đường sắt Dĩ An - Bàu Bàng 64.148 tỷ đồng; Sắp khởi công Khu công nghiệp Phù Mỹ hơn 4.569 tỷ đồng
-
Các quỹ bảo hiểm sẽ được đầu tư vào những lĩnh vực nào? -
Gia Lai gỡ nhiều vướng mắc để chuẩn bị khởi công Dự án Cao tốc Quy Nhơn -Pleiku -
Quảng Ngãi: Cương quyết thu hồi dự án nếu nhà đầu tư cố tình chậm trễ -
Đà Nẵng: Bổ sung 500 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp quốc lộ 14D -
Tạo hành lang pháp lý thu hút vốn đầu tư vào hàng không -
Cơ hội “ngàn năm có một” cho TP.HCM -
Sắp hòa lưới điện Tổ máy số 1 dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín