
-
Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
-
Nhựa Tiền Phong khởi động Tổ hợp Giáo dục Tiền Phong hơn 1.162 tỷ đồng
-
Bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu
-
Sức ép tuân thủ lớn với doanh nghiệp xuất hàng vào EU
-
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD -
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh
![]() |
Dây chuyền sản xuất ống HDPE 2.000 mm của Nhựa Tiền Phong |
Phát triển bền vững
“Mọi lựa chọn của chúng tôi đều hướng đến quyền lợi cho các cổ đông, sự an toàn cho hệ thống phân phối và đặc biệt là sự ổn định cho cuộc sống của gần 1.500 cán bộ, công nhân viên từ Bắc tới Nam”, ông Đặng Quốc Dũng, Chủ tịch HĐQT Nhựa Tiền Phong nhấn mạnh.
Nhờ kiểm soát chặt các chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, lãi suất vay trong giai đoạn này cũng giảm, và sự ứng biến kịp thời khi dự báo được đà tăng giá của nguyên liệu, Nhựa Tiền Phong tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng.
Điều đó được thể hiện rất rõ khi lợi nhuận trong 3 năm liên tiếp 2019 - 2021 luôn vượt chỉ tiêu đề ra 7 - 21%, đặc biệt là năm 2021, mặc dù thị trường hoạt động rất khó khăn, nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn đạt 521,4 tỷ đồng, vượt kế hoạch đến 21% và doanh thu đạt 4.877 tỷ đồng, tăng trưởng 11% so với năm 2020. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 3.596 đồng, tăng 6,2% so với năm 2020. Giá trị cổ phiếu Nhựa Tiền Phong (mã NTP) tăng từ 32.800 đồng lên 69.300 đồng (cao nhất) đã thể hiện sức hút của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư.
Với doanh thu năm 2021 của toàn hệ thống đạt gần 5.800 tỷ đồng, thương hiệu Nhựa Tiền Phong vẫn giữ vững vị trí là nhà sản xuất ống nhựa lớn nhất Việt Nam. Bước sang năm 2022, doanh thu 9 tháng đầu năm 2022 của Nhựa Tiền Phong ước đạt 4.142 tỷ đồng, bằng 80% so với kế hoạch năm 2022, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021.
Những sản phẩm mới được Nhựa Tiền Phong nghiên cứu sản xuất thành công và đưa vào kinh doanh ngay trong năm 2021 chính là dư địa để mở rộng thị phần và tăng doanh thu, lợi nhuận cho Công ty trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Đó là sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy, hải sản và nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, giúp Nhựa Tiền Phong mở ra một xu hướng mới với nhiều dư địa phát triển.
Bên cạnh đó, các sản phẩm vốn có vẫn tiếp tục được nghiên cứu cải tiến chất lượng và bổ sung các chủng loại mới như: phụ tùng lõi xoắn, nối góc 90 độ ren trong kép PPR, ống luồn dây điện uPVC chịu va đập cao đạt chỉ tiêu vi sinh, máng điện từ bột PVC compond, ống uPVC lõi xoắn DN160 chịu va đập dùng cho nhà cao tầng...
Năm 2021, Nhựa Tiền Phong đã hợp tác với Iplex để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu đi Australia và New Zeland, việc hợp tác này vừa nâng cao trình độ sản xuất của Công ty, vừa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường khó tính nước ngoài, giúp tăng doanh thu.
Ông Chu Văn Phương, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Nhựa Tiền Phong cho biết, cũng trong năm 2021, Công ty đã cung cấp cho Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú ống HDPE DN1400-1600 dẫn nước biển từ ngoài khơi xa vào bờ để nuôi thủy sản. Sự kiện này đã mở rộng hơn nữa cánh cửa bước vào một thị trường mới, với dư địa lớn cho sự tăng trưởng của Nhựa Tiền Phong.
Trong năm 2022 này, Nhựa Tiền Phong đang hợp tác với Sekisui để nghiên cứu công nghệ sản xuất ống và phụ tùng C.PVC sử dụng cho hệ thống phòng cháy chữa cháy, thay thế ống sắt thép hiện nay. “Nếu thành công đưa sản phẩm này ra thị trường thì đây cũng là một dòng sản phẩm mới sẽ đem lại doanh thu trong các năm tới”, ông Phương nhận định.
Kết nối tương lai
Không chỉ khoảng thời gian vừa qua, mà trên hành trình gần 62 năm xây dựng và phát triển, Nhựa Tiền Phong đã gặp không ít biến cố cả khách quan và chủ quan, nhưng tinh thần đoàn kết, đồng lòng của một tập thể lớn đã cho thấy một Nhựa Tiền Phong luôn tiên phong, do người Việt làm chủ.
Để bước tiếp chặng đường mới với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Chủ tịch HĐQT Nhựa Tiền Phong Đặng Quốc Dũng đã bày tỏ: “Chúng ta cũng cần phải tự trang bị về sức khỏe và trí tuệ, tạo nền tảng vững chắc để có thể tự mình vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội và đạt được thành công”.
Chính vì vậy, từ nhiều năm trở lại đây, công tác đào tạo, nâng cao năng lực cho người lao động luôn được Nhựa Tiền Phong chú trọng. Và trong năm 2022 này, Nhựa Tiền Phong sẽ tiếp tục nối dài hành trình nhân ái thông qua các chương trình thiện nguyện trên khắp cả nước với thông điệp “Lan tỏa hạnh phúc, kết nối tương lai” rất nhân văn của mình. Kết thúc năm 2022, sẽ có 100 cây cầu nối yêu thương được Nhựa Tiền Phong xây dựng trên toàn quốc để nối dài hành trình lan tỏa yêu thương mà doanh nghiệp đã triển khai từ nhiều năm qua.

-
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD -
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh -
Vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình -
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối -
Dolphin Sea Air Services Corporation ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang -
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh -
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura