-
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024
Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2015) sẽ diễn ra vào ngày 28/7/2015 |
Đây là thông tin vừa được ông Ngô Hướng Nam, Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng và Truyền thống Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) công bố tại buổi thông tin báo chí chiều qua 4/8).
Lễ kỷ niệm này được tổ chức với quy mô tương đương Lễ kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao cũng sẽ tổ chức 2 cuộc hội thảo khoa học nhân dịp này tại Hà Nội, đó là Hội thảo “70 năm ngoại giao vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (sáng 12/8) và hội thảo “Ngoại giao Việt Nam: 70 năm truyền thống và định hướng tương lai” (sáng 20/8).
Các tham luận của các học giả trong nước và quốc tế sẽ tập trung đánh giá những đóng góp của ngành ngoại giao trong 70 năm qua đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước cũng như giữ vững hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực và định hướng phát triển trong thời gian tới.
Ngoài ra, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam, nhiều tranh, ảnh, hiện vật, tư liệu về lịch sử của ngành sẽ được giới thiệu tại cuộc triển lãm bên lề lễ kỷ niệm chính thức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế và cuộc triển lãm tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (số 148 Giảng Võ, Hà Nội) trong thời gian từ ngày 28/8-3/9.
Cũng trong buổi chiều nay, ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao đã giới thiệu những mốc chính trong lịch sử 70 năm xây dựng và phát triển của ngành ngoại giao Việt Nam.
Theo đó, lịch sử ngành ngoại giao đã trải qua những chặng đường cơ bản: Ngoại giao những ngày đầu non trẻ (19/8/1945-19/12/1946); Ngoại giao và toàn quốc kháng chiến (1946-1954); Ngoại giao-Tăng sức mạnh cho chiến trường (thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954-1975) và Ngoại giao-Tái thiết đất nước và sự nghiệp Đổi mới (1975 đến nay).
Ngày 28/8/1945, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Đây chính là ngày thành lập Bộ Ngoại giao.
Cuộc tổng quyển cử ngày 6/1/1946 đã bầu ra Quốc hội khóa I, thông qua Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam với chương trình đối ngoại: “Làm sao cho các nước công nhận nền độc lập của nước Việt Nam.”
Ngày 7/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lênh số 47/SL, là văn bản pháp quy đầu tiên về Bộ Ngoại giao, về tổ chức của Bộ Ngoại giao với 2 bộ phận: Nội bộ và Ngoại bộ. Nội bộ là cơ quan trong nước; ngoại bộ là các Đại sứ quán (Sứ bộ ) và Lãnh sự quán ở bên ngoài.
Giai đoạn thứ hai (từ 12/1946 – 7/1954), Bộ Ngoại giao đã chuyển lên thị xã Tuyên Quang, sau đó lên An toàn khu (ATK) đóng tại xóm Dõn, xã Minh Khai (nay là xã Minh Thanh), huyện Sơn Dương (Châu Tự Do), tỉnh Tuyên Quang. Sau khi Giáo sư Hoàng Minh Giám được cử làm Bộ trưởng Ngoại giao vào 18/3/1947, Giáo sư đã thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi đơn xin gia nhập Liên hợp quốc vào ngày 22/11/1948.
Năm 1950, Việt Nam phá thế bao vây, thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc (18/1/1950), Liên Xô (30/1/1950), Triều Tiên (31/1/1950), Cộng hòa Dân chủ Đức (2/2/1950), Romania (3/2/1950), Bulgaria (8/2/1950)…
Sau khi Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết (20/7/1954), Nghị quyết của Bộ chính trị nêu rõ: Chính sách ngoại giao của ta là xây dựng và phát triển quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi và tôn trọng lãnh thổ, chủ quyền của nhau.
Ngày 10/10/1954 - ngày Giải phóng Thủ đô đánh dấu bước chuyển mình của Bộ Ngoại giao từ trạng thái “du kích” sang “chính quy”, Bộ Ngoại giao chuyển từ núi rừng Việt Bắc về thủ đô Hà Nội.
Ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đặt tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quan hệ quốc tế của Việt Nam được mở rộng, thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước Đông Nam Á và nhiều nước lớn trên thế giới như Anh, Pháp, Italy, Nhật Bản, Ấn Độ…
Từ năm 1991 đến nay, Việt Nam đã tăng cường quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế với các nước và khu vực trên Thế giới. Việt Nam hiện đã có quan hệ ngoại giao với 185/193 thành viên Liên hợp quốc; có quan hệ đối tác chiến lược với 13 nước; có quan hệ đối tác toàn diện với 11 nước; có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu