-
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh -
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm
Bác sĩ Trần Đình Văn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho rằng, sương mù não là tình trạng thiếu tập trung, suy nghĩ chậm chạp, hay quên, tinh thần mệt mỏi, tâm trạng thất thường, căng thẳng.
Nhiều bệnh nhân sau mắc Covid-19 đã có các triệu chứng của sương mù não khiến bản thân khó đạt hiệu quả cao trong công việc, học tập. |
Nguyên nhân sương mù não có thể liên quan đến việc các tổ chức, tế bào thần kinh bị virus xâm nhập và tình trạng viêm lan tỏa (bao gồm cả hệ thống thần kinh) do hậu quả của Covid-19.
Ngoài ra, khi nhiễm bệnh, các mạch máu, nhất là các mạch máu nhỏ, bị tổn thương hậu Covid-19, khiến khả năng lưu thông máu lên não kém đi, từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn thần kinh thực vật, thiểu năng tuần hoàn não, làm nặng nề hơn tình trạng "sương mù não".
Ở những bệnh nhân nặng, tình trạng thiếu hụt ô-xy sẽ gây ảnh hưởng đến các mô não, để lại di chứng sương mù não. Bên cạnh đó, nguyên nhân khác có thể do tác dụng phụ của các loại thuốc an thần, thuốc trong điều trị hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân nặng.
Bên cạnh đó, có không ít giả thuyết về tình trạng tự miễn, khi các kháng thể tấn công nhầm vào tế bào thần kinh. Các triệu chứng như tê buồn, ngứa ran chân tay có thể xảy ra khi dây thần kinh bị tổn thương, gửi tín hiệu sai đến não bộ.
Sương mù não thường biến mất chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên, một số người có thể bị nhiều tháng, thậm chí hàng năm. Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Ô-xy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng cho biết, trước đây, bệnh nhân đến khám tại trung tâm khi có triệu chứng “sương mù não” chiếm khoảng 20-30%, chủ yếu là người lớn tuổi trên 50.
Tuy nhiên, hiện nay, hiện tượng này đang được thấy ở rất nhiều bạn trẻ. Trung bình một tuần, bác sỹ Hoàng điều trị cho 5-7 bệnh nhân mắc triệu chứng sương mù não. Vấn đề chính là hầu hết các trường hợp này là người trẻ, đang ngồi trên ghế nhà trường, nhưng bị ảnh hưởng trầm trọng tới việc tiếp thu kiến thức.
Cụ thể, sau nhiễm Covid-19, các bạn phản ánh cảm giác khó tiếp thu các bài học trên lớp, thi và làm bài kiểm tra đơn giản trước tốt nhưng giờ có lúc không thể làm được, kể cả những bài rất dễ. Tốc độ làm bài cũng chậm hơn nhiều.
Ngoài ra, các bạn này có một số triệu chứng kèm theo như ngủ kém, lo lắng, căng thẳng, cảm giác đầu nặng trĩu. Một số bạn rõ tình trạng sương mù não, thấy thế giới trước mắt mình mờ ảo, kể cả lúc ngồi nói chuyện với bác sĩ nghe không rõ ràng.
Còn theo bác sĩ Đinh Thế Tiến, Phòng khám hậu Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, phần lớn bệnh nhân đến khám mắc sương mù não là những người làm việc trí não.
Bệnh nhân thường than phiền sau mắc Covid-19 hay “nhớ nhớ, quên quên” và triệu chứng kèm theo như rối loạn giấc ngủ, khả năng tư duy kém hơn, cảm giác lơ mơ, làm việc chậm chạp… thậm chí có một số người thường xuyên rơi vào trạng thái buồn ngủ sau Covid-19.
Về điều trị cho bệnh nhân sương mù não, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng cho biết, hiện chưa có phác đồ điều trị sương mù não thống nhất, hoàn toàn điều trị trên kinh nghiệm, phán đoán và theo kiểu bao vây.
Các bác sĩ chủ yếu lựa chọn phương pháp giúp bệnh nhân tăng lượng máu lên não. Với những người gặp tình trạng sương mù não có triệu chứng nhẹ thì có thể tự khắc phục bằng cách vận động nhiều giúp cơ thể hoạt động, giảm căng thẳng như đi bộ, chơi các môn thể thao nhẹ nhàng.
Người bệnh cũng tăng cường hoạt động trí não nhiều hơn như đọc sách, chơi những trò chơi trí tuệ (cờ, giải ô chữ…), nên hạn chế xem tivi mà nên nghe nhạc hay radio. Bổ sung các loại thuốc tăng cường tuần hoàn não, thuốc hoạt huyết để lưu thông hoạt huyết tốt hơn.
Với chế độ ăn uống, người bệnh cần thay đổi theo hướng lành mạnh hơn với nhiều chất béo thực vật, trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, người bệnh cần tránh ma túy, rượu và những thứ có thể tác động tiêu cực đến não khác.
Ngoài ra, giấc ngủ cũng rất quan trọng. Người bị sương mù não cần ngủ đủ giấc vào ban đêm và tham gia các hoạt động xã hội với bạn bè, gia đình. Các hình thức giúp tăng cường trí não khác như đọc sách, nghe nhạc, thiền cũng giúp cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức, theo Healthline.
Liên quan tới các triệu chứng sau Covid-19, hôm 23/4, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, có ít nhất một người tử vong sau sự gia tăng ca bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em và ít nhất 169 trường hợp đã được báo cáo tại 12 quốc gia.
Các trường hợp được báo cáo là ở trẻ em từ 1 tháng tuổi đến 16 tuổi, trong đó 17 ca phải ghép gan. WHO không đưa ra chi tiết về ca tử vong do viêm gan nặng và không cho biết nó xảy ra ở đâu.
Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra số liệu này khi các cơ quan y tế trên toàn thế giới điều tra sự gia tăng bí ẩn các trường hợp viêm gan nặng ở trẻ em.
WHO đang theo dõi chặt chẽ tình hình và làm việc với các cơ quan y tế của Anh, các quốc gia thành viên khác và các đối tác.
Các quan chức y tế Mỹ đã gửi một cảnh báo toàn quốc rằng các bác sĩ phải đề phòng các triệu chứng của bệnh viêm gan ở trẻ em, có thể liên quan đến virus cảm lạnh, như một phần của cuộc điều tra rộng hơn về các trường hợp viêm gan nặng không rõ nguyên nhân ở trẻ em.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết đang làm việc với các đối tác ở châu Âu để tìm hiểu nguyên nhân của các ca bệnh.
Mỹ chỉ đạo các bác sĩ báo cáo bất kỳ trường hợp nghi ngờ nào về căn bệnh này xảy ra không rõ nguồn gốc cho các sở y tế địa phương và bang của họ.
Mỹ cũng gợi ý các bác sĩ tiến hành xét nghiệm adenovirus ở những trẻ em có các triệu chứng của bệnh viêm gan nặng như sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, phân màu nhạt, đau khớp và vàng da.
Cảnh báo này diễn ra sau cuộc điều tra của CDC với Sở Y tế Công cộng Alabama về một nhóm gồm 9 trường hợp viêm gan không rõ nguyên nhân ở những trẻ em khỏe mạnh trước đây từ 1 đến 6 tuổi.
Những trường hợp đầu tiên như vậy ở Mỹ được xác định vào tháng 10/2021 tại một bệnh viện dành cho trẻ em ở bang Alabama, nơi tiếp nhận 5 bệnh nhân trẻ tuổi bị tổn thương gan nghiêm trọng, trong đó có người bị suy gan cấp tính, mà không rõ nguyên nhân. Trong những trường hợp đó, những đứa trẻ đều có kết quả xét nghiệm dương tính với adenovirus.
Những phân tích trong phòng thí nghiệm đã loại trừ khả năng các bệnh nhi trên nhiễm các loại vi rút viêm gan A, B, C, D và E.
Việc xem xét hồ sơ bệnh viện đã xác định thêm 4 trường hợp khác, tất cả đều bị tổn thương gan và nhiễm adenovirus.
-
Tưởng trầm cảm sau sinh, đi khám phát hiện u não -
Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số -
Ngành Dược từ năm 2025: Bước chuyển mình toàn diện với Luật Dược sửa đổi -
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024